5. BIC Đông Bắc 6 BIC Hải Dương
2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua Bảng 2: Kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2003
Bảng 2: Kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008
Năm XK NK Tổng Tốc độ tăng Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 200 3 20.10 44.27 25.30 55.73 45.40 - 200 4 26.50 45.30 32.00 54.70 58.50 28.85 200 5 32.40 46.69 37.00 53.31 69.40 18.63 200 6 39.60 47.14 44.40 52.86 84.00 21.04 200 7 47.70 43.96 60.80 56.04 108.50 29.17 200 8 62.90 43.89 80.40 56.11 143.30 32.07
(Nguồn:Hiệp hội Bảo hiểm)
Có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu là khá cao trong 6 năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch XNK là 28,85%/năm. Trong đó tốc độ tăng thấp nhất là của năm 2005, ở mức 18,63% và cao nhất là năm 2008, đạt mức 32,07%. Về lượng tuyệt đối, kim ngạch XNK đã tăng 97,8
tỷ đô từ năm 2003 tới năm 2008. Như vậy trong 6 năm, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam tăng khoảng 3,16 lần, cụ thể về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu như sau:
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trung bình đạt 25,63%/năm, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu là 20,10 tỷ đô la, đến năm 2008, mức kim ngạch đạt tới 62,90 tỷ đô la, gấp 3,13 lần kim ngạch năm 2003, mức tăng tuyệt đối là 42,80 tỷ đô.
Kim ngạch nhập khẩu tăng đáng kể, từ 25,3 tỷ đô la năm 2003 lên tới 143,3 tỷ đô năm 2008, tức là lượng tăng tuyệt đối là 55,1 tỷ đô la, tốc độ tăng trung bình đạt 26,02%/năm.
- Tình hình xuất nhập khẩu vài năm gần đây như sau:
Năm 2007 là năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường. Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng bảo đảm, đã tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các DNBH trong nước.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 đạt gần 47,70 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006. Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%.
Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 đạt hơn 60,80 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm
2007 là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng 27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9%.
Năm 2008: Kim ngạch xuất khẩu tăng 29,5%. Theo Tổng cục
Thống kê, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tháng 12/2008 ước tính đạt 4,9 tỷ USD, tăng 16,2% so với tháng trước chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác tăng, mức tiêu thụ hàng dệt may mạnh hơn vào tháng cuối năm và lượng gạo xuất khẩu đã tăng trở lại.
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%.
Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Thể hiện ở 8 mặt hàng chủ yếu như: Cà phê, điện tử máy tính, sản phẩm gỗ, gạo, thuỷ sản, giày dép, dệt may, dầu thô. 8 mặt hàng xuất khẩu này năm 2008 đều đạt trên 2tỷ USD. Thấp nhất là cà phê đạt 2 tỷ USD và cao nhất là dầu thô đạt 10.5 tỷ USD và dệt may đạt 9.1 tỷ USD
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.
Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản.
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện.
Kim ngạch nhập khẩu tăng 28,3%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 12/2008 ước tính đạt 5,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với tháng trước do một số mặt hàng nhập khẩu tháng này tăng mạnh là: Máy móc thiết bị tăng 272 triệu USD; xăng dầu tăng 78 triệu USD; thức ăn gia súc tăng 53 triệu USD; sắt, thép tăng 182 triệu USD. So với tháng 12/2007, kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm nay giảm 25%.
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%.
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007.
Nhập khẩu nguyên liệu giảm. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007.
Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước.
Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD).
Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm trước, tương ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%. Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%.
Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007.
Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với tiêu dùng trong nước mà còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu.
Sức ép từ hàng tiêu dùng nước ngoài
Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước.
Hình 2: Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2007- 2008
Nhìn chung kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 tăng so với năm 2007. Tư liệu sản xuất là hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất lại giảm so với năm 2007, cụ thể năm 2007 đạt 90.40% và năm 2008 giảm còn 88.80%.
Còn hàng tiêu dùng và vàng tăng, cụ thể: đối với hàng tiêu dùng năm 2007 đạt 7.50% và năm 2008 đạt 7.80%, đối với vàng năm 2007 đạt 2.10% và năm 2008 đạt 3.40%.
Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007.
Bảng 3. Thống kê sơ bộ xuất nhập khẩu năm 2008
Mặt hàng Đơn vị tính Ước thực hiện năm 2008
Số lượng Trị giá
Tổng trị giá XK Triệu USD 62.500
Thuỷ sản Triệu USD 4.562
Gạo 1000 T 4.720 2.902
Cà phê - 954 1.951
Rau quả Tr USD 396
Cao su 1000 T 645 1.597 Hạt iêu - 91 313 Nhân điều - 167 920 Chè các loại - 104 147 Dầu thô - 13.758 10.400 Than đá - 19.699 1.443 Hàng dệt và may mặc Tr USD 9.048 Giày dép các loại - 4.697
Hàng đtử và linh kiện Máy tính - 2.703 Mây, tre, cói & thảm - 222
Gốm, sứ - 336
SP đá quí và kim loại quí - 767
SP gỗ - 2.779
Sản phẩm nhựa (plastic) - 930
Xe đạp và phụ tùng - 91
Dây điện và cáp điện - 1.004 Túi xách, vali, mũ, ôdù - 818 Tổng trị giá nhập khẩu - 79.916
dưới 12 chỗ - 27.122 367
Linh kiện ôtô Tr USD 128.757 1.407
Linh kiện xe gắn máy - 635
Thép thành phẩm 1000 T 5.626 4.905 Phôi thép - 2.216 1.576 Phân bón - 2.987 1.470 Urê - 723 295 Xăng dầu - 12.656 10.883 Giấy các loại - 901 754
Chất dẻo nguyên liệu - 1.722 2.965
Sợi các loại - 414 788
Bông - 291 468
Hoá chất nguyên liệu Tr USD 1.768
Máy, TB dụng cụ - 13.612
Tân dược - 835
Điện tử, máy tính và linh kiện - 3.722
Vải - 4.454
NPL dệt, may , da - 2.376
Dầu mỡ, động thực vật - 655 Nguyên, phụ liệu thuốc lá - 227
Clanhke 1000 T 166
Sản phẩm hoá chất Tr USD 1.607
Thuốc trừ sâu - 472
Kim loại thường khác - 1.818
Sữa - 545
Gỗ nguyên liệu Tr USD 1.095
Thức ăn chăn nuôi - 1.738
Lúa mì 1000 T 682 292
Bột giấy - 165 117
Cao su các loại - 191 511
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu năm 2008, có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau:
Những thành tựu:
Thứ nhất, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được
Thứ hai, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ được tốc độ tăng
trưởng cao, nhất là các mặt hàng gạo, rau quả, hạt điều, than đá, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, túi xách, va li và ô dù... Xuất khẩu hàng hoá tăng còn có sự đóng góp của nhiều mặt hàng mới ví dụ như sản phẩm từ cao su, sản phẩm chế tạo từ gang, thép, máy biến thế, động cơ điện, tàu thuyền các loại...
Thứ ba, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô. Những hàng hoá có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và giá trị xuất khẩu lớn là nhóm hàng công nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, túi xách va li, mũ và ô dù...
Thứ tư, bên cạnh việc tập trung khai thác tối đa các thị trường trọng điểm,
năm qua chúng ta tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu đã vào được các thị trường mới, điển hình là các thị trườn tại khu vực Châu Phi-Tây Nam Á, Châu Á, và Châu Đại Dương.
Những hạn chế :
Thứ nhất, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn do phải đối mặt
với những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn. Việc tăng giá trị xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá thế giới và những thị trường xuất khẩu lớn, khi những thị trường này có biến động thì kim ngạch xuất khẩu bị ảnh hưởng.
Thứ hai, nhu cầu của thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các đơn hàng xuất
khẩu dệt may, đồ gỗ, một số nông sản vào Mỹ và EU đều giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Thứ ba, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông,
lâm, thuỷ, hải sản; các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang tính chất gia công; các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, số lượng các mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chưa nhiều.
Thứ tư, vẫn chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.
Thứ năm, việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng VNĐ cho sản xuất kinh doanh
vẫn còn bất cập, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, trong khi đó lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, điều này đã làm chi phí tăng cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.
Như vậy tình hình xuất nhập khẩu của chúng ta trong những năm gần đây có những phát triển khá nhanh và ổn định, là động lực, kích thích các hoạt động kinh tế khác phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập quốc dân.