VI. Sản lượng hòa vốn Đ 364.695 418.633 398.104 363.761 343.232 343
3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án
Vietinbank đã có văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay trung và dài hạn song đó là văn bản hướng dẫn chung cho toàn ngành và cho mỗi loại dự án. Hiện tại công tác thẩm định tài chính tại chi nhánh chưa được thực hiện thống nhất bởi chưa có các chuẩn mực chung bám sát các loại dự án. Chi nhánh cần phải xem xét việc xây dựng một văn bản hướng dẫn về qui trình nội dung thẩm định chi nhánh làm tiêu chuẩn để có sự thống nhất giữa các cán bộ thẩm định. Mặt khác đối với mỗi loại dự án cần đề ra những yêu cầu về nội dung thẩm định cho phù hợp với thực tế tại chi nhánh:
- Đối với dự án sản phẩm mới: Cần tập trung phân tích khía cạnh thị trường, nghiên cứu về cạnh tranh, tính toán hợp lý công suất của máy móc thiết bị.
- Đối với dự án đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ: Cần chú trọng phân tích đánh giá về mặt kỹ thuật, công nghệ... Sau khi tham khảo các ý kiến của cán bộ thẩm định, việc xây dựng văn bản hướng dẫn cần thực hiện với sự đóng góp của phòng kinh doanh đối nội, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng kiểm soát, phòng kế toán.
- Phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn: Từ trước đến nay, mặt phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn chưa được chú trọng, nhiều cán bộ thẩm định chỉ đánh giá qua loa hoặc chỉ nêu ra các con số mà không hề phân tích hay cho ý kiến của mình. Như vậy một mảng khá quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay lại chưa được thực hiện nghiêm chỉnh
Để nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh cần một mặt đặt ra yêu cầu đối với mỗi cán bộ thẩm định là trong nội dung tờ trình thẩm định cần phân tích kỹ năng lực tài chính của khách hàng vay vốn, mặt khác tổ chức bồi dưỡng nâng cao khả năng phân tích tài chính của cán bộ thẩm định.
của dự án, song để phân tích dự án sát với thực tế, cán bộ thẩm định cần tham khảo giá thị trường cũng như các dự án tương tự khác để việc phân tích được toàn diện.
+ Ngân hàng chỉ quan tâm tới dòng tiền của dự án tuy nhiên để việc đánh giá dự án được toàn diện, Ngân hàng nên phân tích thêm dòng tiền của chủ dự án.
Trong việc xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ gốc và lãi. Thu nợ gốc: Việc xác định thời hạn trả nợ cũng như mức trả nợ cần tình toán sao cho phù hợp với năng lực sản xuất, tiến độ thực hiện dự án. Thực tế ngân hàng thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với ý muốn thu hồi nợ càng nhanh càng tốt. Thực tế thì thời gian đầu, máy móc mới đưa vào vận hành chưa chạy hết công suất, sản phẩm sản xuất ra đang ở giai đoạn thăm dò thị trường...Nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao ngay thì doanh nghiệp chưa đủ khả năng, do vậy ảnh hưởng tới sản xuất. Vì vậy ngân hàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ thu luỹ thoái mà cần căn cứ vào dòng thu của dự án, đồng thời nên tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, như vậy phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư (giai đoạn đầu sử dụng chưa hết công suất, tiếp đến sử dụng công suất ở mức cao nhất, cuối cùng công suất giảm dần và thanh lý).
Thu lãi: Ngân hàng hiện đang tiến hành việc thu lãi hàng tháng, có trường hợp vẫn thu lãi trong thời gian ân hạn như vậy là chưa hợp lý. Việc thu lãi cần tính toán và thu cùng với việc thu lãi gốc, như vậy phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay ngăn hạn để trả lãi vì khó khăn tài chính do chưa có nguồn thu từ dự án.
Ngân hàng có thể xem xét sử dụng cách thu nợ gốc và lãi theo niên kim cố định đối với các dự án trung và dài hạn.
Trong việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án cần phải tính đến cả chi phí cơ hội hay lãi kỳ vọng của chủ đầu tư nữa, không thể chỉ áp dụng đơn thuần lãi suất chiết khấu bằng lãi vay ngân hàng mà phải là chi phí vốn trung bình = (Tỷ lệ vốn chủ sở hữu x Lãi kỳ vọng của chủ đầu tư) + (Tỷ lệ vốn vay x lãi vay)x(1- Thuế TNDN)