II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 1 Các giải pháp
2. Một vài kiến nghị
2.1. Kiến nghị với Nhà nước
- Hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý chất lượng. Điều này thực hiện trên cơ sở ban hành Luật chất lượng. Nền tảng pháp lý rất quan trọng cho việc quản lý và xây dựng HTQLCL trong doanh nghiệp. Đặc biệt nền tảng pháp lý phải phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất, kinh
doanh, thuận lợi hoá thương mai, nâng cao chất lượng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên có liên quan (lợi ích quốc gia, người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh).
Ví dụ: Sau khi sản phẩm của một DN đưa ra thị trường. Nhà nước có thể kiểm tra các mẫu sản phẩm yêu cầu về chất lượng, đặc biệt là đặc tính an toàn về sản phẩm, hàng hoá hoặc khi có khiếu nại của khách hàng về chất lượng. Nhà nước cần phải có những khung hình phạt nhằm xử lý doanh nghiệp như bồi thường, sửa chữa lại, phạt phí…
- Với tổng số điểm tối đa là 1000 điểm cho 7 tiêu chí đánh giá chất lượng7. Việc quy định một mức chuẩn để đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (600 điểm trở lên ) là không cần thiết. Điều này khiến doanh nghiệp đôi lúc chỉ lấy đó làm tiêu chuẩn Việt Nam để thoả mãn mà không nghĩ rằng trong thời kỳ hội nhập tiêu chuẩn này sẽ cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, các tiêu chuẩn đánh giá này cũng cần phải phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá toàn cầu, tạo sự đồng nhất trong việc thực hiện chính sách về chất lượng.
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá đầu vào, không nên chỉ chú trọng đánh giá vào chất lượng của sản phẩm (đầu ra).
2.2. Kiến nghị với Doanh nghiệp - Gia tăng sự phân quyền: - Gia tăng sự phân quyền:
Đây là việc làm cần thiết giúp nhân viên quản lý chất lượng có thể kịp thời, nhanh chóng đưa ra các quyết định chính xác và hợp lý, linh hoạt, chủ động và sang tạo trong quá trình thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Cần tăng cường phân quyền không chỉ cho QMR mà còn tăng sự phân quyền cho thư ký ISO và các nhân viên khác tham gia vào quá trình quản lý chất lượng. Tuy nhiên, cần phải tuỳ vào tầm quan trọng nhất
định, tuỳ thuộc vào điều kiện, năng lực của vị trí đó mà có sự phân quyền hợp lý. Đồng thời cũng cần phải có một sự giám sát đồng bộ.