II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT NHẰM KHAI THÁC TIỀM
3. Nhóm giải pháp 3: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư du lịch
với hoạt động đầu tư du lịch
3.1. Tiếp tục cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở nhằm thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.
Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thức 7 thông qua ngày 16/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/1/2006 là cơ sở vững chắc cho việc quản lý các hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc.
Ngành du lịch đã khẩn trương soạn thảo nghị định hướng dẫn thi hành luật Du lịch, UBND tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo Sở Thương mại – Du lịch tiếp tục nghiên cứu và cụ thể hóa các văn bản nói trên thành những quyết sách, quy định chi tiết, phù hợp với điều kiện của địa phương và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để đưa du lịch phát triển nhanh và bền vững.
Một thuận lợi cơ bản đối với du lịch Phú Thọ là từ năm 2006, Tỉnh Ủy đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, trong đó xác định giai đoạn đến năm 2010 phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ngành du lịch của tỉnh cần căn cứ vào Nghị quyết này để tham mưu cho UBND tỉnh hoạch định các cơ chế chính sách phát huy sức mạnh tổng hợp và giải quyết mối quan hệ liên ngành, liên vùng như chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư cho du lịch phát triển thông qua những ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo nhân lực,…nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch - vui chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Một số giải pháp cụ thể:
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư xã hội nhằm xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, nhất là thu hút các nguồn lực trong dân cư và tỉnh ngoài để đầu tư hạ tầng kinh tế, hạ tầng văn hóa- xã hội.
- Thực hiện một số chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, tiền thu từ đất để khuyến khích đầu tư theo quy hoạch. Hàng năm, ngân sách tỉnh cân đối bố trí hỗ trợ cho các dự án do dân cư, tư nhân đầu tư theo chính sách khuyến khích của tỉnh.
- Khuyến khích các huyện, thành, thị khai thác nguồn lực từ quỹ đất và các nguồn lực khác để chủ động bố trí vốn đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Nâng cao khả năng tự cân đối, bố trí đầu tư hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện, xã.
- Nghiên cứu, xây dựng quy định cụ thể trách nhiệm của từng sở, ngành trong việc huy động, tranh thủ nguồn lực đầu tư từ các cơ chế, chính sách của nhà nước, từ các dự án theo quy hoạch ngành trên địa bàn.
- Xây dựng và cụ thể hóa chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với các tập thể, cá nhân thu hút được các nguồn lực từ nước ngoài, tỉnh ngoài cho đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch.
3.2. Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch; đổi mới công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.
Sự yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch là một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của ngành du lịch Phú Thọ, mà trước hết là sự phát triển của cơ sở hạ tầng du lịch. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Phú Thọ cần phải thực hiện những biện pháp sau:
Sở Thương mại – Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh , tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của UBND tỉnh, Tổng cục du lịch và của các ngành có liên quan, Sở Thương mại – Du lịch tỉnh soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn đối với từng đối tượng quản lý, từng loại hình hoạt động, làm cơ sở để tiến hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chuyên ngành.
Kiện toàn bộ phận công tác du lịch của cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương, nghiên cứu thành lập phòng quản lý du lịch trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch. Thành lập ban quản lý khu du lịch trọng điểm, triển khai công tác xúc tiến du lịch một cách có hiệu quả.
Đối với công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động đầu tư cần đổi mới theo những hướng sau:
- Tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, công khai hoá các thủ tục, quy trình, thực hiện cơ chế "một cửa" hiệu quả hơn nữa và đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong từng khâu công việc để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục đầu tư. Đề cao tính kỷ luật của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các chủ trương, các quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện triển khai dự án.
- Củng cố và chấn chỉnh lại các cơ quan quản lý đầu tư, các Ban quản lý dự án theo hướng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đảm bảo cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, năng lực điều hành trong tổ chức thực hiện. Sắp xếp lại các đơn vị tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế; chống khép kín trong đầu tư, trước hết là trong tư vấn, giám sát dự án; xem xét, giải thể những đơn vị không đủ năng lực hoạt động trong lĩnh vực này.
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý một cách hợp lý giữa tỉnh và huyện, nhất là những dự án lồng ghép nhiều nguồn vốn, dự án huy động nguồn lực tại chỗ. Nâng cao quyền và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án và chỉ đạo thực hiện. Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, tăng cường quyền hạn của chủ đầu tư; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, có chế tài phù hợp để việc quản lý vừa rõ ràng, không phiền hà nhưng chặt chẽ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám định đầu tư nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dự án đầu tư; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư. Xây dựng chế độ kiểm tra, kiểm soát và giám sát cụ thể từ lựa chọn dự án đến triển khai thực hiện; điều chỉnh bổ sung, ban hành các cơ chế và nội dung cụ thể của từng khâu công việc để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
- Tăng cường công tác cán bộ, đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn và khả năng điều hành thực hiện. Thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức về quản lý dự án, nâng cao năng lực chuẩn bị chương trình, dự án. Đảm bảo tính ổn định cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, tránh chồng chéo.
3.3. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, của nhân dân trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn. trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn.
Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò giám sát của nhân dân, các tổ chức hội, đoàn thể đối với các hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn. Động viên các tổ chức đoàn thể phát động các phong trào thi đua trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là cấp xã, phường, thị trấn.