Cơ cấu nguồn vốn mất cân đối

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 81)

IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN

2.2.Cơ cấu nguồn vốn mất cân đối

2. Những hạn chế tồn tại

2.2.Cơ cấu nguồn vốn mất cân đối

Trong tổng nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thì tỷ trọng vốn đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch còn thấp, đặc biệt là lĩnh vực vui chơi giải trí, cơ sở ăn uống, lưu trú, là những yếu tố giúp kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Hình 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHTDL theo nội dung đầu tư

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)

Hình 2.10 cho thấy sự chênh lệch quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội chiếm tỷ lệ quá lớn, thường xuyên ở mức trên 65% trong khi vốn đầu tư cho những cơ sở vật chất kỹ thuật của bàn thân ngành du lịch quá nhỏ: cơ sở vui chơi, giải trí chỉ có 1-2%, cơ sở ăn uống, lưu trú chỉ chiếm khoảng 15%. Kết quả là hiện nay, cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho du lịch đã tương đối hoàn thiện, hệ thống đường giao thông, nhất là đường bộ đã khá đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, hệ thống điện, nước cung cấp đủ cho sinh hoạt và kinh doanh, hầu hết các xã, thôn đã có điện và nước sạch để dùng,…trong khi đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật khác như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí lại quá thiếu.

- Về cơ cấu vốn đầu tư theo vùng: sự mất cân đối thể hiện rất rõ trong cơ cấu vốn đầu tư theo địa bàn (xem hình 2.5). Sự tập trung nguồn vốn vào thành phố Việt Trì khiến cho các huyện khác khó có khả năng phát triển, không thể khai thác được lợi thế và các tiềm năng khác của địa phương. Một số huyện khó khăn, do không có điều kiện phát triển du lịch nên cơ sở hạ tầng không được đầu tư, hiện đang rất khó có cơ hội thoát nghèo.

- Theo nguồn hình thành: Giai đoạn 2001-2008, mặc dù tỷ lệ đóng góp của khu vực tư nhân có tăng còn rất hạn chế. Hiện nay, tỷ lệ đóng góp của tư nhân mới chiếm trung bình khoảng 17,5% trong tổng nguồn vốn đầu tư cho CSHTDL và ngành du lịch của tỉnh còn phục thuộc rất nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước, đặc biệt là nguồn hỗ trợ của trung ương. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ của chính quyền tỉnh trong việc quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư cho du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.3. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư CSHTDL còn nhiều yếu kém, bất cập

- Công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định và xét duyệt các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa được nhanh chóng và hiệu quả, mang tính chắp vá, thụ động và còn mang nhiều yếu tố chủ quan. Công tác điều tra xác định giá còn mang tính thống kê đặc trưng.

- Công tác đấu thầu vẫn còn nhiều tồn tại kể từ khâu hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu đến việc tiến hành đấu thầu và xét duyệt kết quả đấu thầu còn mang tính chủ quan, khép kín.

- Công tác giám sát và đánh giá đầu tư còn thiếu chặt chẽ, chất lượng công tác thẩm định còn thấp nên khi đưa một số dự án vào triển khai hiệu quả không đạt được như mong muốn.

- Các chính sách thu hút đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch chưa đạt có sức hấp dẫn, các chính sách

ưu tiên chưa cụ thể, rõ ràng, tạo tâm lý e ngại cho nhà đầu tư, đã khiến một số nhà đầu tư phải rút lui sau khi đã có ý định đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh.

- Việc quản lý vốn đầu tư phát triển đặc biệt là vốn NSNN cho việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn nhiều yếu kém gây tình trạng thất thoát và lãng phí vốn, kế hoạch phân bổ vốn chưa hợp lý, vốn đầu tư dàn trải theo kiểu chia phần nên việc đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Tóm lại, một số hạn chế tồn tại trong hoạt động đầu tư xây dựng CSHTDL tỉnh Phú Thọ là: Quy mô vốn huy động còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành; sự mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHTDL; công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng CSHTDL còn nhiều yếu kém.

3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Trên phạm vi thế giới, khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998 đã tác động xấu tới mọi lĩnh vực kinh tế, trong đó ngành du lịch phải chịu tác động mạnh. Hoạt động du lịch bị ngừng trệ ở mọi nơi, lượng khách du lịch giảm mạnh. Trong điều kiện đó, bản Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001- 2010 được soạn thảo từ năm 2000 đã không thể đi sát với thực tế phức tạp của giai đoạn sau đó, làm cho bản quy hoạch không khai thác hết được tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, thế giới lại tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra từ cuối năm 2007 và hiện nay chưa có dấu hiệu phục hồi, các thiên tai, dịch bệnh cũng diễn ra thường xuyên cũng khiến cho nhu cầu du lịch bị giảm mạnh, ảnh hưởng tới tất cả các nước đang khai thác ngành kinh tế du lịch.

- Sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay, các địa phương có tiềm năng về du lịch đang tìm mọi phương án để quảng bá thương hiệu của địa phương mình. Sự đầu tư của trung ương cho ngành du lịch cũng phải dàn trải ra

nhiều nơi. Mặt khác, lợi thế về du lịch tâm linh của Phú Thọ cũng không phải là sức hút lớn duy nhất đối với các nhà đầu tư. Sự quan tâm từ rất sớm của chính quyền và với vị trí sát thủ đô Hà Nội, tỉnh Hà Tây (cũ) đã phát triển du lịch tâm linh từ rất lâu. Chùa Hương, chùa Thầy,…đã là những cái tên quá quen thuộc đối với những người thích du lịch tâm linh. Ngoài ra còn có Yên Tử, Tây Thiên,…cũng đang cạnh tranh rất mạnh với Đền Hùng của Phú Thọ. Ngay cả tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh,…cũng đã được các tỉnh khác khai thác từ rất sớm. Đây là những cản trở lớn đối với Phú Thọ trong quá trình thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch.

- Hạn chế về nội lực: Phú Thọ là tỉnh nằm ở khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, là khu vực mà điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương đối khó khăn. Giai đoạn vừa qua, mặc dù có cải thiện về tình hình kinh tế - xã hội nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp hơn cả nước (năm 2008 chỉ bằng khoảng 60% so với mức trung bình cả nước), tỷ lệ hộ nghèo 22%, có 50 xã đặc biệt khó khăn,…Nguồn lực hạn chế như vậy trong khi phải lo đầu tư cho nhiều lĩnh vực quan trọng khác nên điều tất yếu là nguồn lực đầu tư cho phát triển CSHTDL là rất hạn chế.

- Hạn chế từ bản chất đầu tư: Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm cả đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hội nói chung, đây là lĩnh vực có rất ít tư nhân tham gia do những đặc điểm riêng của nó. Tư nhân chỉ có thể tham gia đầu tư vào các cơ sở vật chất kỹ thuật khác của ngành du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển,...Do đó, để có thể khai thác được tốt tiềm năng du lịch thì nguồn đầu tư rất lớn phải bỏ ra vẫn phải lấy từ ngân sách nhà nước. Chỉ khi cơ sở hạ tầng xã hội đã phát triển đến mức độ nào đó thì các nhà đầu tư tư nhân mới có động lực để đầu tư vào quá trình khai thác tài nguyên du lịch.

Tóm lại, các nhân tố khách quan đang là thách thức đối với sự phát triển du lịch Phú Thọ là: bối cảnh kinh tế thế giới biến động mạnh mẽ, sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực du lịch, sự hạn chế về nội lực của tỉnh Phú Thọ và hạn chế do bản chất của đầu tư du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 81)