IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN
2. Những hạn chế tồn tại
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế: Bản quy hoạch du lịch Phú Thọ được lập từ năm 2000, đến năm 2006 mới có dự án điều chỉnh quy hoạch nhưng lại thực hiện một cách sơ sài, chưa hoàn chỉnh. Do đó,bản quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu là công cụ hướng dẫn, chỉ đạo các cấp, các ngành trong việc thu hút và quản lý đầu tư phát triển CSHTDL. Trong nhiều năm qua, mặc dù đã có nhiều văn bản định hướng phát triển du lịch được đưa ra nhưng về cơ bản, tỉnh vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc khai thác một cách hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương. Tỉnh mới chỉ tập trung khai thác được khu di tích lịch sử Đền Hùng, còn các điểm du lịch khác hầu như chưa được khai thác.
- Hạn chế trong quản lý hành chính: Không phải tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn đều nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển của tỉnh. Ngay cả trong nội bộ các Sở, Ban, Ngành trực tiếp liên quan cũng không phải sự nhận thức này đã được thống nhất từ cấp lãnh đạo cao nhất đến thấp nhất mà vẫn còn một bộ phận nhỏ tỏ ra mơ hồ, thờ ơ trước những yếu kém còn tồn tại trên địa bàn. Những yếu tố đó đã góp phần làm cho thủ tục hành chính của tỉnh trở nên phiền hà và quan liêu. Các dự án đầu tư của tư nhân thường khó thực hiện hơn so với các dự án của nhà nước do phải trải qua các thủ tục hành chính rất phức tạp và mất thời gian. Việc đó đã làm nản lòng các nhà đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.
- Yếu kém trong quản lý đầu tư: mọi dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng đều lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các dự án này hầu hết đều do tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư trong khi năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo tỉnh còn yếu và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Sự thiếu hợp tác giữa các cấp, các ngành cũng là nguyên nhân khiến cho cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Vốn huy động từ trung ương được thực hiện theo cơ chế “mạnh ai nấy làm”, tức là ngành nào có mối quan hệ tốt với cấp trên thì vốn xin được phải đầu tư vào ngành đó trong khi các ngành khác đang rất thiếu nhưng lại không thể chuyển vốn sang được. Ví dụ điển hình là trong
khi hệ thống nhà thi đấu, sân vận động, bể bơi tỉnh đã hoàn thành xong thì dự án công viên Văn Lang đã thực hiện từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có tiến triển nhiều.
- Sự nhận thức của người dân trong tỉnh về phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Nhân dân tỉnh Phú Thọ từ xưa tới nay vẫn sống trong tâm lý của một vùng đất nông nghiệp, khó khăn, họ chỉ quen với việc nhà nông hoặc là đi làm công nhân trong các nhà máy lớn như nhà máy Giấy Bãi Bằng, hóa chất Lâm Thao, Z21,…Mọi người chưa nhân thức được tiềm năng to lớn của tỉnh về du lịch và chưa có kinh nghiệm trong việc làm giàu từ du lịch. Do đó tâm lý của người dân trong tỉnh rất e ngại trong việc bỏ vốn đầu tư hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch. Nguyên nhân của vấn đề này cũng một phần thuộc về trách nhiệm của các nhà quản lý du lịch của tỉnh. Hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá, tuyền truyền về tài nguyên du lịch của tỉnh còn rất ít, các sự kiện du lịch tổ chức không thường xuyên hoặc quy mô quá nhỏ khiến cho thông tin không đến được với người dân.
Như vậy, ngoài những thách thức được kể đến ở phần trên, tỉnh Phú Thọ còn phải đối mặt với những yếu kém trong nội tại bản thân của tỉnh, đó là: sự hạn chế trong công tác quy hoạch, trong công tác quản lý hành chính Nhà nước, sự yếu kém trong công tác quản lý hoạt động đầu tư, thiếu hợp tác giữa các cấp quản lý và sự nhận thức chưa đầy đủ của người dân trong tỉnh về phát triển du lịch.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH
CỦA TỈNH PHÚ THỌ