định không hợp lý sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ lương.
2.2.6 Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến.2.2.6.1 Khái niệm. 2.2.6.1 Khái niệm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm ở mức khởi điểm luỹ tiến(sản phẩm ở mức quy định hoàn thành) được trả theo đơn giá bình thường(đơn giá cố định), còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến.
Mức khởi điểm lũy tiến là mức được quy định nếu mức sản lượng vượt mức quy định đó thì những sản phẩm vượt sẽ được trả lương theo đơn giá cao hơn so với bình thường (đơn giá cố định).
Trong hình thức trả lương này có 2 loại đơn giá :
- Đơn giá cố định dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành.
- Đơn giá lũy tiến dung để tính lương cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm. Đơn giá lũy tiến là đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá.
2.2.6.2 Cách tính.
Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến được tính theo công thức sau :
LLT = ĐGQ1 + ĐGk(Q1- Q0)
(Nguồn : Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu.(2000). Giáo trình kinh tế lao động.Hà Nội.NXB Lao động – Xã hội).
Trong đó :
LLT : Tổng tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến.ĐG : Đơn giá cố định tính theo sản phẩm. ĐG : Đơn giá cố định tính theo sản phẩm.
Q1 : Sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.Q0 : Sản lượng đạt mức khởi điểm. Q0 : Sản lượng đạt mức khởi điểm.
Ví dụ :
+ Khi người lao động đạt 100% mức quy định thì được trả theo đơn giá cố định.
+ Nếu vượt từ 1 – 10% mức quy định thì được trả lương theo đơn giá bằng đơn giá cố định x 1,05%.
+ Nếu vượt từ 11 – 20% mức quy định thì được trả lương theo đơn giá bằng đơn giá cố định x 1,15%.
2.2.6.3 Ưu nhược điểm của hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến. tiến.
Ưu điểm : Khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, góp phần
hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch
Nhược điểm : Việc tổ chức quản lý tương đối phức tạp, Nếu xác định
biểu tỷ lệ lũy tiến không hợp lý sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.