Một số đề xuất đối với các cơ quan quản lý về du lịch

Một phần của tài liệu Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Thái Lan của công ty du lịch Transviet Travel (Trang 55 - 58)

* Đối với nhà nước

Có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc với những doanh nghiệp cố tình vi phạm những quy định về du lịch

- Trước yêu cầu hội nhập hợp tác du lịch với khu vực và các nước trên thế giới, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch nước ta.

- Tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, đặc biệt là hành lang kinh tế Đông Tây và lân cận tới thị trường Thái Lan

- Đối thoại, kiến nghị các khó khăn đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như tiếp xúc, đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội hợp tác, ký kết hợp đồng trao đổi khách

- Đẩy mạnh và khuyến khích các hoạt động du lịch dọc hành lang kinh tế Đông Tây như tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, phương tiện, tài liệu, hàng hóa đi kèm theo đúng thông lệ quốc tế, khuyến khích du lịch nội khối Asean; xây dựng hệ thống sản phẩm hấp dẫn, đặc thù có sự cạnh tranh, liên kết, phối hợp và thống nhất ,thiết lập kế hoạch chung và hợp tác triển khai các hoạt động xúc tiến tổng thể tuyến du lịch như một sản phẩm điển hình của Asean; phát triển nguồn nhân lực, hợp tác đào tạo

- Hoàn thiện và thể chế hóa các văn bản pháp luật , lấy ý kiến đóng góp và chỉnh lý nội dung là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và hoạt động du lịch trong giai đoạn mới, thể hiện quan điểm,

Lớp Du lịch 48

chính sách của Ðảng, Nhà nước phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo,đồng thời cho thấy tính liên vùng, liên ngành, xã hội hóa của du lịch và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khắc phục các vi phạm trong kinh doanh, bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo vệ quyền và lợi ích của du khách, nâng cao được hình ảnh của du lịch Việt Nam.

- Trong hợp tác và hội nhập quốc tế, tham gia tích cực các diễn đàn hợp tác du lịch song phương, đa phương của khu vực và thế giới, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ, tư vấn cùng các nguồn vốn phát triển của các nước và tổ chức quốc tế.

* Đối với Tổng cục du lịch

- Tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan bao gồm các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về du lịch từ Trung ương tới địa phương trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, qua đó tìm kiếm các giải pháp và định hướng hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực du lịch một cách bền vững.

- Các cơ quan quản lý về hoạt động của các doanh nghiệp du lịch cũng cần thường xuyên nhắc nhở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong lĩnh vực du lịch,quản lý, giám sát hoạt động của các đơn vị trong ngành du lịch theo luật định

- Chuẩn bị các điều luật, quy tắc, điều lệ hoạt động trong ngành du lịch, chiến lược phát triển du lịch, chương trình xúc tiến theo định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia

- Có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ HDV và cộng tác viên .Đào tạo các HDV du lịch có hiểu biết sâu, rộng về các đặc điểm xã hội văn hóa môi trường và lịch sử của những địa phương du khách sẽ tới thăm.

Lớp Du lịch 48

KẾT LUẬN

Nội dung của Khoá luận tốt nghiệp đã thực hiện được các công việc sau: Hệ thống và khái quát được cơ sở lý luận marketing trực tiếp bao gồm: + Khái niệm về marketing trực tiếp

+ Các phương tiện marketing trực tiếp

+ Các quyết định chủ yếu trong marketing trực tiếp

Đồng thời, bài Khoá luận đã nêu được những vài trò và lợi thế của hoạt động marketing đem lại cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp lữ hành nói riêng khi áp dụng hoạt động này trong kinh doanh.

Phân tích thực trạng marketing trực tiếp của công ty, công ty Transvietcũng đã sử dụng các công cụ của hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng mục tiêu của mình. Đặc biệt là đối với thị trường khách Việt Nam đi du lịch Thái lan của công ty, công ty có nhiều lợi thế trong việc phát triển thị trường này bởi ưu thế về mối quan hệ rộng và mật thiết với nhiều nhà cung cấp.

Phân tích được vai trò của marketing trực tiếp, với mỗi công cụ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng và nó chỉ phù hợp với những điều kiện thị trường cụ thể với những sản phấm nhất định.Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng với các phương tiện như TV,radio,báo& tạp chi,thư từ,email... ,công ty đã và đang nhanh chóng ứng dụng hình thức Marketing trực tiếp vào việc giới thiệu sản phẩm,xúc tiến bán hàng và PR công ty

Xuất phát từ vai trò của hoạt động marketing trực tiếp cùng với thực trạng marketing trực tiếp của công ty Transviet Travel, bài Khoá luận đã nêu ra một số đề xuất về việc xây dựng ngân sách, xây dựng chương trình marketing trực tiếp, việc sử dụng các phương tiện marketing trực tiếp và một số đề xuất khác đối với công ty Transviet Travelnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trực tiếp của công ty.Bên cạnh đó bài khoá luận đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý về Du lịch nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và lành mạnh cho các doanh nghiệp lữ hành nói chung và công ty Transviet nói riêng.

Lớp Du lịch 48

Một phần của tài liệu Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Thái Lan của công ty du lịch Transviet Travel (Trang 55 - 58)