Xác định ngân sách dành cho hoạt động marketing trực tiếp

Một phần của tài liệu Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Thái Lan của công ty du lịch Transviet Travel (Trang 36 - 39)

Mục đích chung của bất kỳ một kế hoạch marketing nào là nhằm làm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp

Báo cáo về tương lai marketing của EIU (Economist Intelligence Unit) nhấn mạnh doanh nghiệp sẽ tăng cường ngân sách marketing. Nghiên cứu của EIU chỉ ra sự gia tăng ngân sách tiếp thị là do Internet ngày càng quan trọng đối với con người. Các kênh truyền thông truyền thống không còn hiệu quả như trước. Công chúng phân hóa sâu sắc thành nhiều nhóm. Vì lẽ đó, chi phí marketing hàng năm tăng trung bình 15%

Kết quả nghiên cứu của Northeastern University (Boston, Mỹ) cho thấy 77% người tiêu dùng cho là gặp mặt. Theo sau là kênh điện thoại (17%) và Internet (6%).Nghiên cứu cũng kết luận rằng công sở và gia đình cũng có sức ảnh hưởng khá lớn đến quyết định của người mua.

(http://www.lantabrand.com)

Vài năm gần đây, chi phí dành cho hoạt động marketing của công ty đã tăng lên cùng với sự gia tăng số lượng khách cũng như doanh thu. Công ty đầu tư ngân sách nhiều hơn cho các hoạt động marketing nhằm thu hút những khách hàng tiềm năng.Chí phí dành cho hoạt động marketing trực tiếp của công

Lớp Du lịch 48

ty đã tăng lên so với năm 2006 là 5% doanh thu thì đến năm 2009 tăng 10% doanh thu, chủ yếu dành cho quảng cáo, tổ chức sự kiện, tài trợ...để quảng bá thương hiệu .Dự kiến kế hoạch 5 năm tiếp theo ( 2010-2015) công ty đẩy mạnh hoạt động marketing trực tiếp và ngân sách dành cho nó chiếm 15% doanh thu

Mặc dù công ty khẳng định tầm quan trọng của ngân sách marketing và về tầm quan trọng của việc nhìn nhận chi tiêu cho Marketing như là một khoản đầu tư, chứ không phải như một chi phí,nhưng nhân viên marketing lại nhận thấy khó có thể thỏa mãn hết những yêu cầu đặt ra trong giới hạn ngân sách được cấp do sự giới hạn của nguồn lực trong công ty.Không có nhiều thời gian cho các nhân viên marketing chứng tỏ họ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công ty đạt được những mục tiêu, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến doanh thu, hệ thống phân phối, cơ hội phát triển và phát triển thị trường. Tất nhiên công ty hiểu rõ về chiến lược và lập kế hoạch chi tiêu cho từng phương tiện marketing trực tiếp. Đó là chiếc phao cứu sinh cho công việc kinh doanh của công ty và cả tiềm năng phát triển cho tương lai nữa.Công ty định rằng chẳng có ngân sách marketing nào là dư thừa. “Thuyền to thì sóng lớn”

Với việc biết lập kế hoạch để chi tiêu số tiền “ít ỏi” của mình cho tốt hơn. Nghĩa là làm cho mỗi đồng tiền chi cho marketing có hiệu quả xây dựng thương hiệu cao hơn giá trị chi tiêu của nó,công ty đã có những kết quả đáng kể trong việc thu hút khách hàng, minh chứng là số lượt khách outbound và nội địa của công ty những năm gần đây ngày càng tăng, đặc biệt là khách Việt Nam đi du lịch Thai lan của công ty tăng nhiều qua các năm

Có bốn phương pháp xác định ngân sách truyền thông mà các công ty thường áp dụng:

* Phương pháp xác định dựa theo tỷ lệ % doanh số bán

Theo phương pháp này, công ty cần ấn định một mức ngân sách dành cho hoạt động marketing trực tiếp bằng một mức tỷ lệ phần trăm nào đó so với doanh số bán dự kiến. Công ty sẽ dựa theo số liệu về doanh số bán của quý trước hoặc chu kỳ kinh doanh trước đó để ấn định mức tỷ lệ.

Phương pháp này có ưu điểm:

- Ngân sách thay đổi theo chừng mực mà công ty có thể kiểm soát được,

Lớp Du lịch 48

nó gắn liền với doanh số bán của công ty.

- Khuyến khích các nhà quản lý làm quyết định trong mối quan hệ giữa giá bán, lợi nhuận và chi phí cho hoạt động marketing

Tuy nhiên, phương pháp này có những nhược điểm là coi doanh thu là nguyên nhân của mức độ hoạt động marketing. Khi doanh số bán thấp thì ngân sách cho hoạt động marketing cũng thấp, trong khi đó doanh nghiệp cần phải tăng cường các hoạt động marketing để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm mà ngân sách dành cho hoạt động marketing lại thấp sẽ hạn chế việc áp dụng các phương tiện marketing, dẫn đến kết quả là doanh số bán sẽ không tăng. Nó tạo ra một vòng luẩn quẩn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của công ty không cao.

* Phương pháp cân bằng cạnh tranh

Với phương pháp này, công ty xác định ngân sách cho hoạt động marketing trực tiếp của mình bằng với ngân sách của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một thị trường.

Việc áp dụng phương pháp này giúp công ty xác định được mức chi tiêu hợp lý của ngành kinh doanh. Tuy nhiên, rất khó có thể xác định được chính xác ngân sách dành cho hoạt động marketing của các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing của mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ cần một mức ngân sách khác nhau. Vì thế không thể căn cứ vào các công ty khác để xác định ngân sách cho công ty của mình.

* Phương pháp tuỳ khả năng

Với phương pháp này thì doanh nghiệp có khả năng tới đâu thì quyết định mức ngân sách cho hoạt động marketing tới đó. Phương pháp này không tính đến sự tác động của hoạt động marketing trực tiếp đối với lượng hàng hoá tiêu thụ, doanh số hàng hoá bán ra. Do đó, ngân sách này không ổn định hàng năm và gây trở ngại cho việc xác định chiến lược dài hạn về thị trường của công ty.

* Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ phải hoàn thành

Theo phương pháp này, công ty xác định ngân sách cho hoạt động marketing trực tiếp của mình trên cơ sở những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cần phải giải quyết. Tức là phải xác định các công việc cần phải làm trong quá trình thực hiện marketing sau đó xác định chi phí dành cho các hoạt động marketing

Lớp Du lịch 48

trực tiếp đó.

Phương pháp này có cơ sở khoa học hơn các phương pháp trên. Công ty cần xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt được trong hoạt động marketing để xác định đúng chi phí dành cho nó.

Một phần của tài liệu Marketing trực tiếp nhằm thu hút thị trường khách Việt Nam đi du lịch Thái Lan của công ty du lịch Transviet Travel (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w