Theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 36 - 39)

Ngoài việc xác định một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành, thì không thể bỏ qua tính chất kỳ hạn của các nguồn huy động. Từ việc xác định chính xác lượng tiền huy động trong các kỳ hạn, ngân hàng sẽ có những chính sách hoạt động hợp lý. Nhất là xây dựng được các nguồn vốn tài trợ cho các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn lâu. Cơ cấu theo kỳ hạn huy động được thể hiện dưới bảng sau:

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiềntỷ lệ % Tổng nguồn vốn 725 100 1028 100 1385 100 NV không kỳ hạn 152.3 21 246.7 24 277 20 NV có kỳ hạn dưới 12T 355.2 49 575.7 56 886.4 64 NV có kỳ hạn trên 12T 217.5 30 205.6 20 221.6 16

Bảng 4. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2007-2009

Qua bảng trên cho thấy, nguồn vốn ngắn hạn tại chi nhánh Bách Khoa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, nguồn ngắn hạn tại chi nhánh là 355.2 tỷ đồng chiếm 49% so với tổng vốn huy động. Năm 2008 tăng 230,5 tỷ đồng so với năm 2007 và chiếm 56% trong tổng vốn huy

động. Đến năm 2009, vốn ngắn hạn tiếp tục thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt tới 886,4 tỷ đồng và chiếm đến 64% tổng nguồn vốn. Như vậy nguồn vốn ngắn hạn đóng vai trò chủ đạo đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng tương đối, từ 20% đến 24% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 đạt 152,3 tỷ chiếm tỷ trọng 21%. Đến năm 2008 đã tăng thêm 94,4 tỷ và đạt tỷ trọng 24% tổng nguồn vốn. Mặc dù vậy đến năm 2009, tốc độ tăng có chậm lại, chỉ tăng thêm 32,4 tỷ. Tỷ trọng trong tổng vốn của năm này cũng giảm xuống chỉ còn có 20%, điều này có thể là do ảnh hưởng chung của tình hình trong nước như lạm phát, giá tiêu dùng tăng, người dân có xu hướng tích trữ vàng… Điều này chứng tỏ nguồn tiền gửi vào chủ yếu nhằm mục đích thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng cung cấp một số phương tiện thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, dịch vụ rút tiền tự động qua mạng máy tính, ATM. Kết hợp với thái độ phục vụ nhiệt tình, tinh thông nghiệp vụ của cán bộ phòng kế toán ngân quỹ (phòng có mật độ tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất của ngân hàng) đã gây cảm tình và niềm tin cho khách hàng tới quan hệ và giao dịch. Từ đó nâng cao được một lượng vốn huy động đáng kể cho ngân hàng.

Tính chất của lượng tiền này là không ổn định, nên việc sử dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất khó, nhưng lãi suất chi trả cho nguồn tiền này tưong đối thấp so với các khoản huy động khác, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động vốn thấp, nguồn vốn tăng nhanh và dồi dào, có điều kiện để đa dạng hóa danh mục tài sản có như: cho vay TCTD khác, đầu tư trên thị trường tiền gửi, đầu tư khác… Vì vậy, chi nhánh đã có những chính sách nhằm duy trì ổn định nguồn tiền này như cung cấp các dịch vụ kèm theo, tính toán lãi suất chi trả hợp lý, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Trong nguồn tiền gửi ngắn hạn, nguồn có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Như đã nói ở trên, năm 2007 nguồn này chiếm đếm 49% tổng vốn. Trong các năm tiếp theo, tốc độ tăng liên tục đạt rất cao. Cụ thể như sau: 2008 tăng 230,5 tỷ đồng với tốc độ tăng là 64,9%. Đến năm 2009, vốn ngắn hạn tiếp tục thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt tới 886,4 tỷ đồng, tăng thêm 310.7 tỷ, tương ứng tốc độ 53.9%. Nguồn này cũng có mức biến động tương đối lớn nhưng ổn định hơn nguồn tiền không kỳ hạn và luôn tăng qua các năm. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là các khách hàng có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lợi. Lãi suất huy động đóng vai trò quan trọng để thu hút đối tượng này, vì vậy chi nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp, các chương trình dự thưởng nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, lãi suất huy động của ngân hàng cũng thay đổi theo kỳ hạn tăng dần, có nhiều kỳ hạn và hình thức khác nhau nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài, từ đó tạo ra một nguồn tiền ổn định để giúp ngân hàng đầu tư vào các khoản mục khác.

Với các nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng, đó có thể coi là các nguồn trung và dài hạn mà Chi nhánh đã huy động được. Nó cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ và cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của Chi nhánh. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, nguồn trung và dài hạn có sự biến động rất rõ rệt trong giai đoạn 2007-2009. Có thể tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều bất ổn đã gây ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của NHTM nói chung và chi nhánh Bách Khoa nói riêng, vì vậy chưa tạo được sự ổn định cho nguồn này. Cụ thể, năm 2007 đạt 217,5 tỷ đồng, chiếm tới 30% tỷ trọng tổng nguồn vốn. Nhưng ở các năm sau, sự tăng giảm rất thất thường, đặc biệt tỷ trọng trên tổng vốn có xu hướng giảm xuống rất nhanh. Năm 2008 nguồn trung và dại hạn chỉ còn 205,6 tỷ, giảm đi gần 12 tỷ đồng thời chỉ chiếm 20% tổng nguồn vốn. Năm 2009, có sự tăng nhẹ lên 221,6 tỷ do các biện pháp nghiệp vụ và sự quan tâm đúng mức của Chi nhánh, nhưng nguồn trung và dài hạn cũng chỉ còn 16% tổng vốn. Tất nhiên sự biến động lớn này một phần là do sự tăng trưởng quá nhanh của nguồn ngắn hạn và không kì hạn, nhưng

chủ yếu vẫn là do sự giảm sút và chững lại tỏng việc huy động vốn trung dài hạn.

Về nguồn huy động này, việc chi trả lãi suất tương đối cao nhưng lại đem đến cho ngân hàng nhiều cơ hội đầu tư sinh lời, chủ động trong hoạt động kinh doanh, đặt biệt là những dự án lớn thời gian hoàn vốn lâu. Thêm vào đó, khác với nguồn huy động ngắn hạn, với tính chất không ổn định, ngân hàng phải lập một khoản dự trữ thanh khoản cao dự phòng khách hàng rút tiền. Còn với nguồn trung và dài hạn, thời gian đáo hạn dài, tương đối ổn định nên khoản phải lập dự phòng thấp, ngân hàng có thêm một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Ví dụ: Đối với nguồn huy động ngắn hạn, nếu huy động 10 đồng thì ngân hàng phải trích lập dự phòng 4 đồng và đem đầu tư 6 đồng. Còn với nguồn trung và dài hạn, huy động 10 đồng thì ngân hàng trích lập dự phòng 2 đồng và đem đầu tư 8 đồng.

Như vậy có thể thấy, lợi nhuận mà nguồn trung và dài hạn đem lại là rất cao. Vì vậy, chi nhánh đã có những chính sách, biện pháp và hình thức khuyến khích khác nhau như mở loại hình dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn, tiết kiệm bậc thang, phát hành kỳ phiếu dự thưởng… nhằm làm tăng cao lượng vốn trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w