Thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Bách Khoa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 32 - 33)

Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được của các ngân hàng nói chung và của SGD I nói riêng, bởi nguồn vốn chính của một ngân hàng là nguồn vốn huy động. Hơn nữa, huy động vốn không phải là một nghiệp vụ độc lập mà nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác như thanh toán, chuyển tiền của NHTM. Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hay không, lãi suất ra sao.

Nhìn chung, với sự quan tâm đúng mức và chính sách huy động hợp lý, tổng nguồn vốn của Chi nhánh Bách Khoa liên tục tăng trưởng với tốc độ cao trong giai đoạn 2007 – 2009, bất chấp những biến động lớn về kinh tế xã hội gây ra nhiều khó khăn và thách thức to lớn.

Năm 2007 2008 2009

Tổng Nguồn vốn (tỷ đồng) 725 tỷ 1028 tỷ 1385 tỷ

Mức tăng trưởng (%) 100 142 135

Bảng 1.Tốc độ tăng trưởng Tổng nguồn vốn

Năm 2007, tổng vốn của Chi nhánh mới chỉ có 725 tỷ, nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 42%, đạt 1028 tỷ, vượt chỉ tiêu đề ra 28 tỷ tương đương 3% so với năm 2007. Đến năm 2009, Chi nhánh vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng khi nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng với tốc độ tăng lên đến 35%, vượt chỉ tiêu đề ra 41 tỷ tương đương 4% so với năm 2008. Như vậy, với ưu thế Chi nhánh đi sau và phương châm huy động vốn đúng đắn, Chi nhánh Bách Khoa đã ngày càng tăng cường khả năng thu hút vốn của mình.

Sau đây em xin đi vào phân tích tình hình huy động vốn của Chi nhánh theo chủ thể, theo kỳ hạn và theo loại tiền.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 32 - 33)