Theo chủ thể

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 33 - 36)

Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được nguồn vào từ đó sẽ điều tiết được luồng tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa được thể hiện rõ rệt qua bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiềntỷ lệ % Tổng nguồn vốn 725 100 1028 100 1385 100

Tiền gửi dân cư 181 25 267.3 26 387.8 28

Tiền gửi các tổ chức kinh tế 275.5 38 411.2 40 526.3 38

Tiền gửi các TCTD 232 32 287.8 28 415.5 30

Phát hành giấy tờ có giá 36.5 3 61.7 6 55.4 4

Bảng 2.Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Nhìn một cách tổng thể, trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, của các TCTD và dân cư chiếm tỷ trọng tương đối lớn, phần nhỏ còn lại là của việc phát hành các giấy tờ có giá.

Khoản mục đầu tiên trong nguồn vốn huy động của ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đây là nguồn tiền của dân cư chưa sử dụng đến đem gửi vào Ngân hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Tiền gửi của dân cư luôn được duy trì ổn định và tăng qua các năm. Năm 2008, tiền gửi dân cư tăng 86,3 tỷ tương đương mức tăng 47,7% chiếm 26% tổng nguồn vốn. Đến năm 2009, tăng 131,5 tỷ tương đương mức tăng 49,2% và chiếm 28% tổng

nguồn vốn. Điều này phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm tiện ích có hiệu quả cao hơn hẳn so với các NHTM khác.

Tiếp đó, tiền gửi của các tổ chức, trong đó có tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh. Tổng tiền gửi của các tổ chức ở giai đoạn 2007-2009 luôn chiếm từ 68 đến 70% tổng nguồn vốn, có tính chất quyết định đến hoạt động của Chi nhánh. Nếu không có nguồn này thì Chi nhánh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Năm 2008, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 135,7 tỷ, tương đương mức tăng 49% chiếm tỷ trọng 40% tổng nguồn vốn. Năm 2009, tiền gửi các tổ chức kinh tế lại tăng 115,1 tỷ, tương đương mức tăng 28%. Như vậy mặc dù về con số tuyệt đối vẫn có sự gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng có sự sụt giảm đáng kể ở năm này. Lý do chính là nhiều doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Còn nếu xét về tổng nguồn vốn huy động được từ các tổ chức nói chung, năm 2008 tiền gửi của các tổ chức tăng hơn 191 tỷ, tương đương tốc độ tăng 27%. Sở dĩ mức tăng thấp là do tiền gửi của TCTD khác chỉ biến động nhẹ. Năm 2009 lại có sự gia tăng lớn với mức tăng 242 tỷ và tốc độ tăng nhanh với 34,6 %. Điều này cho thấy sự góp vốn từ các TCTD khác đã mang đến hiệu ứng tích cực cho công tác huy động.

Khoản mục cuối cùng trong tổng nguồn vốn là việc phát hành các giấy tờ có giá. Về mặt lý thuyết thì đây là một trong những kênh huy động quan trọng của các NHTM, mặc dù vậy thực tế không cho thấy điều đó. Nguồn vốn thu được từ phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, từ 3-6% trong tổng vốn, không đáp ứng được nhu cầu về vốn đặt ra, và không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch ở giai đoạn 2007-2009. Để hiểu rõ hơn những khó khăn trong loại hình huy động này, có thể xem xét tình hình phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... của Chi nhánh.

1. Kỳ phiếu 2.1 2.5 4

2. Trái phiếu 18.7 27.4 46.1

3.Chứng chỉ TG 15.7 25.5 41.8

Tổng 36.5 55.4

Bảng 3. Tình hình phát hành giấy tờ có giá giai đoạn 2007-2009

Như vậy, ta có thể thấy sự phát triển của viêc phát hành giấy tờ có giá qua bảng số liệu trên năm 2007 và số liệu báo cáo năm 2009.

Về kỳ phiếu: đây là hình thức ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm mục đích đã định. Kỳ phiếu thường có lãi suất lớn hơn tiền gửi tiết kiệm nhưng không linh hoạt bằng tiền gửi tiết kiệm. Do vậy, kỳ phiếu chỉ chiếm một phần nhỏ tổng nguồn huy động phát hành giấy tờ có giá.. Cụ thể, năm 2007, tổng nguồn huy động của giấy tờ có giá đạt 36,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động qua phát hành kỳ phiếu chỉ là 2,1 tỷ đồng. Thậm chí đến năm 2009, kỳ phiếu còn chiếm tỷ trọng thấp hơn nữa, với tổng mức huy động 2,5 tỷ trong tổng số 55,4 tỷ đồng của giấy tờ có giá.

Ngân hàng phát hành kỳ phiếu có mục đích để phục vụ cho những công trình trọng điểm của nhà nước, cho nhu cầu của toàn hệ thống. Với lãi suất uyển chuyển biến động theo thời gian, kỳ phiếu đã thực sự tạo sự chủ động cho Ngân hàng. Do huy động với lãi suất cao nên chỉ khi nào ngân hàng xét thấy thực sự cần vốn đầu tư hay có thể đảm bảo lợi ích đầu ra cao hơn thì ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu. Chính vì vậy, nguồn này chiếm 1 tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn huy động và không thường xuyên. Kỳ phiếu ngân hàng tuy chiếm 1 tỷ trọng nhỏ nhưng giúp cho ngân hàng đa dạng hoá hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với một chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn.

Về trái phiếu: trái phiếu là một giấy tờ xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãI trong khoảng thời gian nhất định. Hình thức huy động qua trái phiếu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng huy động giấy tờ có giá: năm 2007 là 18,7 tỷ tương đương 51,2%. Đến năm 2009 tiếp tục tăng, đạt 27.4 tương đương 49,5%.

Về chứng chỉ tiền gửi: hiện tại, chi nhánh đang huy động vốn qua phát hành chứng chỉ tiền gửi. Chứng chỉ tiền gửi là một giấy biên nhận có lãi suất về khoản tiền gửi tại một ngân hàng hay các tổ chức ký thác khác trong một thời gian xác định và chúng có thể được chuyển nhượng trong thời gian hiệu lực. Việc xuất hiện chứng chỉ tiền gửi cho phép chi nhánh có thể huy động vốn một cách chủ động mà không phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng. Khả năng chuyển nhượng tạo nên sự hấp dẫn hơn nhiều cho chứng chỉ tiền gửi so với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác. Do vậy, năm 2007 với việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, chi nhánh đã huy động được 15,7 tỷ đồng, đến năm 2009 là 25,5 tỷ khẳng định hiệu quả của phát hành chứng chỉ tiền gửi và quyết định đúng đắn trong chiến lược huy động vốn của Chi nhánh Bách Khoa.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÁCH KHOA (Trang 33 - 36)