Giám sát, đánh giá dự án

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 87 - 92)

- Cần cụ thể nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu giám sát với từng mục tiêu cụ thể ví dụ như:

(*) Với mục tiêu “đưa thâm canh khoai tây vào hệ thống canh tác“ cần áp dụng các phương pháp: Điều tra mẫu chuẩn hóa, ngẫu nhiên đối với nông dân trồng và không trồng khoai tây trong vùng dự án; Thăm dò ý kiến một cách chuẩn hóa từ những người có vị trí như Chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng thôn...; Phỏng vấn theo cơ cấu khuyến nông viên (cả nhà nước và tư nhân).

(*) Với mục tiêu “Triển khai phương thức nhân giống“ cần áp dụng các phương pháp: In sẵn các bảng dữ liệu điều tra để các hợp tác xã và các đơn vị có hợp đồng điền vào; kiểm tra chéo.

(*) Với mục tiêu “Tăng cường quy trình xác nhận khoai tây giống“ cần áp dụng các phương pháp: Cho các nhân viên liên quan điền vào bảng biểu; Kiểm tra chéo giữa các nhân viên dự án và khách hàng được chọn.

- Không nên đánh giá hiệu quả của hợp phần đào tạo và cung cấp thông tin thị trường chỉ bằng chỉ tiêu số lượng người được tham gia đào tạo, số hội nghị-hội thảo được tổ chức mà cần kết hợp với chỉ tiêu chất lượng thông tin được cung cấp, mức độ phù hợp và tính ứng dụng với điều kiện địa phương, mức độ cập nhật của thông tin cũng như chi phí cho hợp phần này. Từ các cơ sở đánh giá trên sẽ có thể giảm bớt các chi phí cho hội nghị, hội thảo, tập huấn quá lớn như hiện nay và các tỉnh cũng sẽ cân nhắc cẩn thận hơn khi đưa ra các kiến nghị về tăng cường đào tạo, hội thảo tại địa phương mình.

- Khi đánh giá dự án thì các mục tiêu về bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, thường ít được chú ý đến mặc dù trong thiết kế ban đầu luôn nói rõ các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể. Rõ ràng đây lại là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính bền vững của dự án, do đó trong các đợt đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ cần chú ý hơn nữa tới các tiêu chuẩn này và phản ánh trong các báo cáo đánh giá gửi cho tổ chức tài trợ. Ngoài ra, các ảnh hưởng của dự án tới phát triển cộng đồng như quyền bình đẳng giới, nhận thức của người dân về môi trường và phát triển bền vững, cải cách thể chế… cũng cần được chú trọng hơn và có các chỉ tiêu đánh giá cụ thể hơn nữa vì đây cũng là một trong các mối quan tâm của các tổ chức tài trợ, đặc biệt là tài trợ ODA.

- Cần cụ thể hóa hơn nữa các chỉ tiêu đánh giá dự án trong ma trận dự án và kế hoạch hoạt động hàng năm để có thể giám sát tốt hơn tiến độ dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ sau này. Ví dụ như chỉ tiêu thị phần của khoai tây sản xuất trong nước, của khoai tây cung cấp bởi dự án, so với khoai nhập khẩu vẫn chưa có số liệu cụ thể. Ngoài ra có một số chỉ tiêu không thật cần thiết hoặc khó xác định chính xác thì cũng nên bỏ qua ví dụ như chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ khoai tây trong tổng thu nhập của các hộ dân là một chỉ tiêu không có nhiều ý nghĩa. Ngoài ra cũng cần xác định các chỉ tiêu quan trọng cần phải đạt được ví dụ như tỷ lệ nhiễm bệnh của khoai tây thương phẩm, lượng khoai tây giống sản xuất được… để từ đó có thể đánh giá chính xác mức độ hoàn thành cũng như tiến độ của dự án.

- Cần tạo điều kiện cho các hộ dân và các đơn vị thực hiện dự án có thể tự giám sát chất lượng và tiến độ dự án vì các hợp phần đều có liên quan tới nhau, ví dụ như người nông dân trồng khoai thương phầm có thể giám sát chất lượng giống được cung cấp bởi đơn vị nhân giống. Do đó cần cung cấp thông tin đầy đủ về các hợp phần có liên quan và các tiêu chuẩn chất lượng cho các hộ dân và BQLDA có thể thường xuyên đi lấy ý kiến các hộ dân thay vì chỉ có 1-2 đợt đánh giá định kỳ theo yêu cầu của đơn vị tài trợ như hiện nay. Cách thức thu thập ý kiến đánh giá của các đơn vị thực hiện dự án cũng cần được

xác định rõ để có thể tạo ra một hệ thống tự giám sát liên tục, khách quan và có hiệu quả. Tuy nhiên việc tổ chức các đoàn đánh giá đi các tỉnh thường là tốn kém và khó được chấp nhận nếu không có trong thiết kế của dự án. Do đó BQLDA trung ương và đơn vị tài trợ cần thảo luận và cân nhắc về việc tăng số lần tự đánh giá của phía Việt Nam. - Tiêu chuẩn hóa các tiêu chuẩn, quy trình đăng ký - kiểm tra – giám sát chất lượng. Ví dụ như với mục tiêu “Đẩy mạnh quy trình đăng ký giống khoai tây“ cần áp dụng các chuẩn quốc tế như DUS, VCU và các quy định của WTO, TRIPS. Để làm được điều này cần đầu tư hơn nữa cho các trung tâm, viện nghiên cứu và kiểm định chất lượng để các đơn vị này có đủ các trang thiết bị cần thiết để tiến hành đánh giá theo các tiêu chuẩn kể trên.

1.1.2.2.2 QLDA theo lĩnh vực chủ yếu1.1.2.2.2.1 Quản lý phạm vi 1.1.2.2.2.1 Quản lý phạm vi

- Cần có kiến nghị giới hạn lĩnh vực can thiệp vào các nội dung: Nhân giống, xác nhận, đăng ký, kiểm dịch, chính sách giống và kinh tế nông nghiệp. Không nên chú trọng vào các hoạt động khuyến nông chung mà cần tập trung đặc biệt vào hoạt động nhân giống. Về việc này cần chú ý tới các quy định của WTO. Để có thể tuân thủ tốt cam kết về Các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật - SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures Agreement) cần hoàn thiện các tiêu chuẩn kiểm định giống và chất lượng trong nước cho đạt các tiêu chuẩn quốc tế do đó sẽ tránh được các khó khăn về xuất khẩu sau này. Thêm vào đó,trong xu thế hội nhập như hiện nay, việc hài hòa các biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm phát triển thương mại Việt Nam chưa làm được nhiều nên rất cần hỗ trợ về kỹ thuật của các nước tiên tiến. Vì thế BQLDA trung ương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương và các đơn vị thưc hiện dự án để quán triệt các tiêu chuẩn kiểm định vào sản phẩm.

- Dự án cần tập trung nguồn lực hạn chế của mình vào quy trình nhân giống được lựa chọn và hứa hẹn nhất chứ không thể và không nên cố gắng cung cấp hoặc thu xếp để cung cấp khoai tây giống cho toàn bộ diện tích trồng khoai theo kế hoạch của Bộ. Phương thức nhân giống hiện tại cũng cần được tiếp tục ví dụ như nhân giống trên cơ sở hợp đồng hợp tác với nông dân (hợp tác xã, nông dân ký hợp đồng, công ty giống cây trồng trung ương I).

- Trong giai đoạn tới cần tiếp tục hoạt động dựa trên cơ sở hình mẫu hoặc thí điểm trên tất cả các cấp độ của dòng giống, tập trung vào nhân giống đã được chọn lọc và hứa hẹn có khả năng phát triển. Phương thức tiếp cận nhân giống trên cơ sở hợp đồng với nông dân cần được tiếp tục nhưng các hoạt động cần tập trung vào các hợp tác xã / xã được lựa chọn như trong khung thiết kế ban đầu. Các hoạt động khuyến nông cần tập trung vào nhân giống nhưng cần có đầy đủ các thông tin và tài liệu cụ thể hóa cho các đơn vị khuyến nông nhà nước và tư nhân. 2 kỹ thuật nhân nhanh RMT và nhân bằng hạt TPS cần được tiếp tục thực hiện song song.

- BQLDA trung ương nên tập trung vào công tác quản lý chung như quản lý tiến độ, các báo cáo, giải ngân... thay vì can thiệp sâu vào chuyên môn của các đơn vị thực hiện. Khi cần thì có thể thuê các tư vấn kỹ thuật hoặc phối hợp với các đơn vị như trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương hay cục bảo vệ thực vật để được tư vấn.

- Khi xác định các mục tiêu của dự án cũng như các chỉ tiêu đánh giá thì cần xem xét cả tới các mục tiêu dài hạn của ngành sản xuất khoai tây Việt Nam sau khi dự án kết thúc. Khi đó không còn vốn hỗ trợ của nước ngoài nữa thì liệu rằng các cơ sở nhân giống và các hộ sản xuất khoai thương phẩm có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh với khoai tây nhập khẩu hay không, liệu có cần có thể các chương trình hỗ trợ của nhà nước sau khi dự án kết thúc hay không... Điều này liên quan đến tính bền vững của dự án – một mục tiêu mà các nhà tài trợ luôn rất quan tâm khi thiết kế dự án. Tuy nhiên do tình hình thực tế không đạt được các mục tiêu như đã đề ra nên cần thay đổi lại các mục tiêu

này cho phù hợp với giai đoạn 2. Ví dụ như có thể giảm quy mô số tỉnh tham gia dự án, tập trung tự chủ bằng nguồn giống sản xuất trong nước thay vì tăng diện tích trồng khoai thương phẩm...

- Mặc dù việc tăng diện tích trồng khoai thương phầm, đưa sản xuất vào quy mô lớn, đại trà là một cách để làm hạ giá thành sản phẩm, tạo chỗ đứng trên thị trường và làm tăng tính bền vững của dự án nhưng trước mắt vẫn cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, dựa vào các hỗ trợ của nhà nước để duy trì giá thành ở mức chấp nhận được so với khoai tây nhập khẩu. Do đó cần tập trung vào một số vùng sản xuất trọng điểm để tiêu chuẩn hóa về chất lượng và phương pháp canh tác; ngoài ra cũng cần có các kiến nghị với chính phủ tiếp tục nâng cao các biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước như các biện pháp đánh thuế, kiểm dịch với sản phẩm nhập khẩu; hỗ trợ giá trong sản xuất khoai tây giống...

- Dự án cần có thêm các nội dung về hỗ trợ nông dân tiếp thị và xây dựng hình ảnh, thương hiệu khoai tây sản xuất trong nước. Mặc dù ý tưởng về hiệp hội sản xuất khoai tây Việt Nam đang được thực hiện và hứa hẹn nhiều triển vọng song cũng không nên dựa hoàn toàn vào tổ chức này (vẫn đang chuẩn bị thành lập) và cần có các biện pháp hỗ trợ khác trong giai đoạn hiện nay như những gì mà dự án phát triển chè và cây ăn quả đã làm rất tốt. Trong dự án trước đã có riêng một hợp phần về thông tin thị trường và tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên truyền hình, qua các hội thi, qua các trang web, tạp chí, lồng ghép vào các chương trình nông nghiệp khác với nội dung do các đơn vị thực hiện dự án đóng góp... đều là các gợi ý tốt cho dự án này.

- Phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng định hướng phát triển ngành sản xuất khoai tây để có thể có một định hướng dài hạn cho dự án cũng như cho cả ngành sản xuất khoai tây sau khi dự án kết thúc. Ngoài ra, đây cũng là một cách để Bộ NN&PTNT quan tâm hơn đến dự án; có các biện pháp, chủ trương cụ thể hỗ trợ ngành này và góp phần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp với các chương trình khác như chiến

lược nâng cao thể trạng của người Việt Nam hay chiến lược chuyển dịch cơ cấu cây nông nghiệp. Đối với dự án, việc biết được định hướng của Bộ sẽ giúp dự tính được các nguồn lực phân bổ cho ngành cũng như các chính sách có liên quan từ đó sẽ lập được các kế hoạch dài hạn với sự phối hợp của các đơn vị khác. Điều này là cần thiết đặc biệt trong bối cảnh dự án không còn kéo dài lâu nữa và chưa biết có được gia hạn tiếp hay không sau khi sử dụng hết nguồn vốn hỗ trợ từ phía Đức. Nếu chính phủ có dự định tiếp tục tài trợ cho dự án hoặc xây dựng một dự án mới hỗ trợ ngành này trong tương lai thì đây là thời điểm thích hợp để nghiên cứu và đưa ra quyết định. BQLDA trung ương cần phối hợp với Cục trồng trọt trước khi đưa ra đề xuất với Bộ NN&PTNT.

- Theo kế hoạch, dự án phát triển sản xuất khoai tây sẽ kết thúc vào đầu năm 2010 nhưng các báo cáo giữa kỳ đã cho thấy đây là một dự án mang lại hiệu quả rõ rệt, làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân trồng khoai tây thương phẩm nên cần tiếp tục kéo dài và mở rộng dự án, nghĩa là nên có thêm giai đoạn 3 vào năm 2010 với mục tiêu là phổ biến công nghệ mới (phương pháp nhân giống nhanh RMT và nhân giống bằng hạt lai TPS) cho các tỉnh khác ở miền Bắc.

- Ngoài ra, với dự án phát triển chè và cây ăn quả, ADB nên xem xét tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thị trường chè quả cũng như sản xuất các nguyên liệu trồng trọt hướng tới khách hàng đối với thị trường trong và ngòai nước. Những nghiên cứu thị trường nên tập trung hỗ trợ cho các dự án tương tự tiếp theo. Những nghiên cứu thị trường sẽ một vai trò quan trọng cho các họat động dự án các khu vực phát triển chè và cây ăn quả, xác định nguyên liệu canh tác phù hợp, các công nghệ chế biến và xử lý sau thu hoạch cũng như các họat động phi tín dụng khác, từ đó tiếp tục phát triển hơn nữa ngành sản xuất này ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w