Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 47)

1.1.1.3.1.1 QLDA theo chu kỳ

• Huy động và giải ngân vốn

- Cả 2 dự án đều có sự đóng góp vốn của các đơn vị tham gia thực hiện hợp phần và của người hưởng lợi. Đây là yếu tố tích cực giúp việc sử dụng vốn có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Trên thực tế, quy mô đóng góp của các chủ thể này còn lớn hơn trong bản kế

hoạch ban đầu của dự án (xem bảng 1.2) thể hiện sự ủng hộ của những người hưởng lợi và qua đó cho thấy lợi ích mà dự án mang lại.

- Dự án đã được thực hiện có hiệu quả theo đúng hướng dẫn nêu trong thẩm định. Việc giải ngân hợp phần tín dụng sớm trước khi xây dựng mô hình trình diễn, tuyển dụng tư vấn và in ấn các báo cáo kỹ thuật không ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến dự án. Mặc dù dự án chè-quả bị trì hoãn hơn 1 năm nhưng sau khi chính thức triển khai thì tiến độ giải ngân vốn luôn đạt yêu cầu (xem bảng 1.4) và thực tế thì tổng vốn giải ngân đã lớn hơn dự kiến. Hợp phần phi tín dụng đã hoàn thành được hết các mục tiêu chính của dự án và đóng góp nhiều trong việc quản lý và hỗ trợ kỹ thuật cho hợp phần tín dụng. Hầu hết các cơ sở chế biến và canh tác chè và cây ăn quả được dự án tài trợ đều có lãi với tỷ suất hoàn vốn nội suy (FIRRs) là 12% đến 35%.

- Kinh phí dành cho công tác QLDA là khá đáng kể (xem bảng 1.4) qua đó dự án chè- quả đã thành lập được 1 BQLDA trung ương và 13 BQLDA tỉnh. Văn phòng làm việc của các Ban này đã được trang bị tất các các thiết bị đồ dùng cần thiết. Công tác QLDA đã được tăng cường cùng với sự hỗ trợ tài chính nhằm theo dõi hoạt động tín dụng-phi tín dụng. Các dịch vụ tư vấn, đào tạo và hội thảo tập huấn nhằm hỗ trợ QLDA một cách hợp lý. Sau khi được Chính phủ phê duyệt, quỹ lương năm 2003 cho các cán bộ thuộc BQLDA cấp tỉnh đã được tăng lên từ 25 triệu đồng/năm lên 36 triệu đồng năm 2003. Một số BQLDA cấp tỉnh đã sử dụng phần tăng thêm này để thuê thêm một số cán bộ thực địa tại cấp huyện và xã chứng tỏ bộ máy tại cấp tỉnh đã hoạt động tốt.

- Với dự án phát triển sản xuất khoai tây: việc huy động thêm được nguồn vốn của các đơn vị hợp phần và đặc biệt là của Bộ NN&PTNT đã thể hiện tính trách nhiệm và sự quan tâm của Bộ, góp phần đem lại hiệu quả và tính bền vững trong việc thực hiện các hoạt động dự án.

• Phối hợp với các đơn vị khác

(*) Đối với dự án chè-quả:

- Có sự phối hợp tốt giữa các BQLDA, các cơ quan tài chính của Chính phủ, các đơn vị tài chính tư nhân, các trường/Viện nghiên cứu do đó không có sự biến động nhiều trong quá trình thực hiện dự án. Dự án có tính phù hợp, nhất quán tính từ lúc thẩm định đến lúc hoàn thành dự án, phù hợp với chương trình và chiến lược Quốc gia của ADB, các mục tiêu phát triển Quốc gia, có tính hợp lý trong thiết kế và có tính đầy đủ trong quá trình xây dựng dự án.

- Các trang thiết bị của dự án đều được mua theo hướng dẫn của ADB mặc dù các hướng dẫn này thiếu thân thiện, không linh hoạt cho các các nhà cung cấp Việt nam - một phần nguyên nhân gây trì hoãn. Việc mua trang thiết bị phục vụ nghiên cứu kỹ thuật cho các viện thường thấp hơn so với dự toán, chi phí thực tế về xây lắp, thiết bị, xe cộ đều giảm 19% so với kế hoạch ngân sách.

- Công tác cải cách chính sách và thể chế cũng được triển khai một cách hiệu quả hơn vì có sự thống nhất giữa VBARD, CPMU, các PPMU, các viện nghiên cứu và các cơ quan của Chính phủ ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Một kế hoạch hành động có khung thời gian rõ ràng cho công việc thực hiện công tác cải cách này và các điều kiện giải ngân cũng đã được thống nhất ngày từ thời điểm ban đầu của dự án

- Các quy định và thủ tục về thực hiện dự án đã được BQLDA chè-quả thống nhất và phổ biến cho các BQLDA địa phương ngay từ đầu, điều này đóng góp rất quan trọng cho sự thành công của dự án. Tiến độ về tăng cường xây dựng năng lực được triển khai kết hợp với quá trình thực hiện dự án rất hữu ích trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án. Việc phân cấp thực hiện dự án đã giúp địa phương có tính chủ động ở mức nào đó. BQLDA trung ương đóng vai trò then chốt trong công tác theo dõi và giám sát dự án, giúp tạo điều kiện thúc đẩy công việc.

- Tiến độ thực hiện dự án đươc đảm bảo rất tốt. Những kết quả đạt được là phù hợp với mục tiêu lớn ban đầu của dự án. Kết quả này đạt được là do có sự tổ chức hợp lý, cơ cấu quản lý, hợp tác tốt giữa các cơ quan thực hiện dự án

- Dự án này đã có sự hợp tác với một số dự án khác do GTZ tài trợ ở Việt Nam như: “dự án lâm nghiệp xã hội” tại Sơn La và Lai Châu, “dự án quy hoạch phát triển vùng” tại Hà Tĩnh; các dự án ở Trung Quốc như: “dự án phát triển khoai tây Quinghai” (thăm quan, trao đổi thông tin, hội thảo về nhân giống nhanh), và ở Đức với chương trình “quản lý sâu bệnh tổng hợp”. Ngoài ra dự án đang tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của “Trung tâm khoai tây quốc tế” tại Peru.

• Quản lý vi mô thực hiện dự án

- Công tác thực hiện hợp phần phi tín dụng (do BQLDA chè-quả điều hành) được xếp ở mức thỏa mãn. Tiến độ thực hiện dự án là tương đối tốt mặc dù, có sự chậm chễ về mặt thủ tục trong công tác điều hành dự án đã khiến cho dự án bị trì trệ trong năm đầu nhưng do các vấn đề về thủ tục đã được nhanh chóng giải quyết nên từ các năm sau, dự án đã đạt được nhiều tiến độ khả quan.

- Dự án đã cho vay tín dụng để phát triển 1.222 vườm ươm thương mại cao hơn 7 lần so với mục tiêu yêu cầu tại giai đoạn thẩm định (150 vườn ươm). Số lượng nhà máy chè đen và chè xanh đã được phục hồi đúng bằng mục tiêu đề ra (2 nhà máy cho mỗi loại). Tuy nhiên, số lượng các cơ sở chế biến chè xanh quy mô nhỏ được nâng cấp là 6.156 cơ sở đạt 747% mục tiêu đề ra (727 cơ sở); và số lượng các cuộc hội thảo tập huấn về chế biến chè được dự án tài trợ là 493 cuộc hội thảo cao hơn 19 lần so với mục tiêu.

- Các nhà thầu và nhà cung ứng xây lắp nói chung đều thực hiện tốt và hoàn thiện công việc của mình đúng thời gian. Các hợp đồng được trao thẩu đều thông qua đấu thầu cạnh tranh trong nước và theo báo cáo, không có trường hợp nào không hoàn thành hay bị

phạt vì sự chậm chễ trong quá trình hoàn thành thi công công trình. Việc thực hiện của các nhà thầu và nhà cung ứng xây lắp được xếp ở mức hài lòng.

- Về cung cấp thông tin thị trường: Dự án đã xây dựng các hệ thống thông tin thị trường tại tất cả các tỉnh nhằm phổ biến các thông tin về các chủ đề đồng sở thích của bà còn nông dân. Công tác này được tiến hành kết hợp với đài phát thanh và truyền hình địa phương. Các hình thức phổ biến thông tin khác bao gồm các bản tin, tờ rơi, tập san cũng đã được phổ biến cho các cơ quan Nhà nước, cán bộ kỹ thuật và nông dân nhằm cập nhật các xu hướng và tình hình phát triển thị trường hiện nay. Có tổng cộng 29.700 tạp chí và 84.800 cuốn sách nhỏ đã được phân phát cho nông dân trồng chè và cây ăn quả. Khoảng 40.000 bản tin đã được phát thanh trên các trạm phát thanh địa phương và các phương tiện phát thanh cấp thôn bản. Nhằm hỗ trợ nông dân ổn định về giá trong suốt thời gian vụ mùa, một số tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi bằng cách tổ chức cho các thương nhân và bà con nông dân gặp mặt trước vụ mùa để ký kết các hợp đồng mua bán chè (tỉnh Thái Nguyên) và quả (tỉnh Bắc Giang).

• Đánh giá dự án

- BQL đã thực hiện tốt công tác đánh giá giữa kỳ, làm cơ sở để rút kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo của dự án. Tuy vậy việc đánh giá dự án phát triển chè và cây ăn quả mất khá nhiều thời gian do đay là một dự án có quy mô lớn và thực hiên trong thời gian dài. Dự án kết thúc phần kỹ thuật từ T12/2007 nhưng phải đến cuối năm 2008 thì BQLDA chè- quả mới hoàn thành xong các thủ tục đánh giá dự án, thanh quyết toán vốn và lập báo cáo đánh giá cuối kỳ.

- Với cả 2 dự án, BQL đều hoàn thành kịp thời các báo cáo đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ trong đó nêu lên được các khó khăn và đề xuất định hướng cho giai đoạn sau.

• Quản lý phạm vi

Mục tiêu của dự án được đánh giá là nhất quán với chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ theo tiến trình cải cách chuyển dịch từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính và tăng cường các hoạt động phát sinh thu nhập ở nông thôn, dự án này đã góp một phần đáng kể vào việc thành lập các doanh nghiệp mới và mở rộng tiến trình hiện đại hoá ở các doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó làm giảm bớt sự cách biệt thu nhập đang gia tăng giữa thành thị và nông thôn. Thành công bước đầu của dự án, theo ADB là chấp nhận khoản vay phụ dành cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự án này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn bằng cách tạo ra 376.000 việc làm, đạt 460% chỉ tiêu ban đầu. Phần lớn các chỉ tiêu khác trong khung theo dõi và thiết kế đều đã đạt được, một số chỉ tiêu đã đạt gấp 2-3 lần yêu cầu. Nhìn chung, dự án này có thể được đánh giá có tính phù hợp cao, đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đề ra và đi đúng hướng.

• Quản lý nhân lực

Cùng với việc giới thiệu các cuốn cẩm nang hướng dẫn và các khoá hội thảo tập huấn đã giúp cho nông dân có được cơ hội học tập các mô hình canh tác trong nước và nước ngoài . Một chuyến thăm quan học tập tại Thái Lan đã được tổ chức vào đầu năm 2003 giúp các thành viên của đoàn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về các tập quán canh tác, chế biến và tiếp thị sản phẩm cây ăn quả. Chuyến thăm quan này đã được tỉnh Tiền Giang rất quan tâm và đã tự tổ chức một chuyến tương tự bằng nguồn vốn riêng của tỉnh với 31 thành viên tham gia gồm các Lãnh đạo tỉnh/huyện, cán bộ Sở và nông dân chủ chốt. Chuyến thăm quan học tập về chè gồm 29 người đã được tổ chức tới nhiều nước có kinh nghiệm về chế biến và trồng chè. Có tổng số 74 người đã tham gia các chuyến thăm quan học tập nước ngoài trong đó có 15 phụ nữ. Có tổng số 1.945 người trong đó có 475

phụ nữ và 299 người dân tộc thiểu số đã có cơ hội thăm quan các vùng trồng chè tại các tỉnh khác thuộc Việt Nam. Có tổng số 1.117 người đã được tiếp thu thêm kinh nghiệm về trồng cây ăn quả trong khi có 805 người được tiếp thu thêm kinh nghiệm về trồng và chế biến chè.

Các chương trình đào tạo, các chuyến thăm quan học tập được thiết kế tốt đã hỗ trợ tích cực cho công tác thực hiện dự án. Hệ quả của công tác đào tạo tiểu giáo viên là các cán bộ khuyến nông cao cấp đã được sử dụng để tiếp tục chuyển giao kiến thức cho các xã trong đó có các sự tham gia của các cán bộ thuộc quỹ tín dụng nhân dân và bà con nông dân. Số cán bộ của BQLDA chè-quả và các BQLDA tỉnh được đào tạo là cao hơn gấp 2 lần so với mục tiêu (70 cán bộ so với 33 cán bộ theo mục tiêu đã thẩm định).

1.1.1.3.2 Tồn tại và nguyên nhân1.1.1.3.2.1 QLDA theo chu kỳ 1.1.1.3.2.1 QLDA theo chu kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Huy động và giải ngân vốn

- Mức lương cơ bản được nhà nước điều chỉnh tăng 2 lần vào năm 2005 và 2008 nên chi phí tiền lương đã tăng hơn so với dự kiến ban đầu và cần làm các thủ tục điều chỉnh tổng vốn đầu tư của dự án.

- Trong giai đoạn giá cả vật tư leo thang, các nhà thầu có yêu cầu được trợ giá nhưng các thủ tục xét duyệt, ra quyết định mất nhiều thời gian vừa gây thiệt hại về tiến độ vừa là tình trạng trượt giá trầm trọng thêm.

- Về quản lý tài chính: cơ chế quản lý tài chính dự án chè-quả ban đầu có gặp khó khăn do việc xác định loại dự án (hành chính sự nghiệp hay xây dựng cơ bản). Ngoài ra, ở Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các cán bộ tham gia quản lý tài chính và tác nghiệp dự án. Điều này dẫn đến một thực tế rất nhiều cán bộ và chuyên

viên tham gia quản lý và tác nghiệp có vai trò rất lớn đến thực hiện dự án nhưng lại không chịu trách nhiệm khi dự án bị chậm trễ.

- Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA còn nhiều bất cập, do hướng dẫn chưa thật đầy đủ, chính sách thuế đối với các dự án cũng còn có chỗ chưa phù hợp với các quy định trong Hiệp định vay vốn, nhất là đối với việc tính thuế tư vấn kể cả trong nước và quốc tế.

- Có một sự lưỡng lự giữa việc áp dụng mức lãi suất thị trường và sự tiếp cận của nông dân nghèo. Trong khi các quỹ cho vay nhìn chung đang được áp dụng theo chỉ số thương mại thông thường được quy định bởi các chi nhánh của VBARD trong khuôn khổ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt, một vài PPMU vẫn còn phản ánh rằng nông dân, đặc biệt nông dân ở vùng sâu vùng xa (khu vực II và III), thường nhận vay vì lãi quá cao. Theo cuộc thăm dò ý kiến của bà con nông dân có xem xét đến sự tận dụng quỹ vay, các chi nhánh của VBARD đã có điều chỉnh lãi suất theo thị trường ở địa phương. Một số tỉnh cũng cung cấp ngân sách hỗ trợ cho nông dân theo hình thức phụ cấp tính lãi dành cho sản phẩm trồng trọt và tăng cường năng lực khác nhau đối với người vay phụ. - Trong quá trình thực hiện dự án, việc thiếu vốn vay dài hạn cho chế biến và sản suất là trở ngại chủ yếu cho sự phát triển. Do đặc điểm của chè và cây ăn quả là các cây dài ngày trong khi đó VBARD chỉ cung cấp một khoản tín dụng trung hạn hạn chế với điều kiện vay không phù hợp với nhu cầu của ngành này. Ngân hàng không muốn cung cấp các khoản vay dài hạn bởi vì hầu hết các khoản tiền gửi vào ngân hàng là ngắn hạn. Những người sản xuất phải dựa chủ yếu vào các nguồn tài chính không chính thức do không đạt được các điều khoản vay vốn với các tổ chức. Mặc dù dự án đã có hỗ trợ một phần khoản vay dài hạn để giúp đỡ VBARD trong việc phát triển các thủ tục hoạt động phù hợp trong cho vay dài hạn, tăng năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định và cấp

Một phần của tài liệu Tình hình QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả (Trang 47)