- Trả lãi: hàng tháng
b. Nguyên nhân khách quan
3.2.1.1- Hoàn thiện về mặt thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn , tài sản đảm bảo tiền vay của dự án
tư, nguồn vốn , tài sản đảm bảo tiền vay của dự án
Khi thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án cần phải tiến hành phân tích chi tiết: vốn đầu tư tài sản cố định, tài sản lưu động, vốn dự phòng.
• Vốn đầu tư tài sản cố định: Ngân hàng cần ước tính trên cơ sở khối lượng công việc phải thực hiện, những yếu tố đầu vào cần thiết cho việc triển khai dự án như đất đai, máy móc, trang thiết bị,…để đưa ra mức vốn đầu tư hợp lý. Đặc biệt đối với những dự án đầu tư kéo dài trong nhiều năm thì ngân hàng phải tính toán đến yếu tố lạm phát vì khi giá cả yếu tố đầu vào tăng đột ngột sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
• Vốn lưu động ban đầu: Khi soạn thảo dự án đặc biệt là những dự án
lớn, phức tạp, chủ đầu tư thường không tính đầy đủ thậm chí bỏ qua phần vốn này. Đây là nguồn vốn tồn tại suốt vòng đời của dự án, là điều kiện không thể thiếu để dự án được thực hiện. Sau khi hoàn thành thực hiện đầu tư, dự án cần phải có một để dự án đi vào hoạt động. Vì vậy, khi thẩm định tài chính dự án thì ngân hàng cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng hàng năm của dự án.
Vốn lưu động ròng = Vốn lưu động – Nợ ngắn hạn
Vốn dự phòng: đây là nguồn vốn ít được chủ dự án quan tâm nhất trong cơ cấu của tổng vốn đầu tư. Do dự án được thực hiện trong nhiều năm và chịu tác động của rất nhiều nhân tố đặc biệt là lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, phát sinh thêm khối lượng công việc khi thực hiện, thay đổi tỷ giá ngoại tệ, …dẫn đến tổng vốn đầu tư có thể tăng lên qua các năm. Vì vậy, cần phải thiết lập thêm vốn dự phòng để đáp ứng kịp thời cho quá trình thực hiện dự án.
Sau khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án ngân hàng cần thẩm định nguồn tài trợ vốn của dự án như: khả năng cân đối đảm bảo nguồn vốn so với nhu cầu đầu tư như thế nào, khả năng huy động vốn góp tối đa của bên chủ đầu tư là bao nhiêu, số còn lại chủ dự án vay các tổ chức tín dụng nào khác nữa, vay bao nhiêu? Lịch trả nợ gốc và lãi khi nào?...
• Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay : việc thẩm định giá trị sử dụng của tài sản đảm bảo tiền vay là nội dung hết sức phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải căn cứ vào giá trị thị trường của các tài sản tương tự về công dụng và tính chất. Tài sản đảm bảo của dự án ngày càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi cán bộ thẩm định không những phải có kinh nghiệm trong việc đánh giá giá trị của tài sản mà còn cần phải am hiểu pháp luật, thị trường đối với các tài sản đảm bảo đó.
3.2.1.2-Hoàn thiện về mặt thẩm định doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án.
• Khi thẩm định chi phí của dự án:
Mỗi dự án đàu tư khác nhau thì cán bộ thẩm định phải tính toán chi tiết, kiểm tra để đối chiếu, xác minh lại những dự án tính toán ban đầu của chủ dự án về mức độ và các khoản mục chi phí với công suất của máy móc và định mức kinh tế kỹ thuật cho phép, với giá cả trên thị trường đầu vào. Ngoài ra, ngân hàng còn phải đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án ở các khí cạnh sau:
- Dự án cần bao nhiêu nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng năm?
- Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm? Mức độ ổn định của nguồn cung cấp nguyên vật liệu?
• Khi thẩm định doanh thu của dự án
- Ngân hàng cần phải dựa trên cơ sở đánh giá tổng quan về mối quan hệ cung, cầu sản phẩm của dự án trên thị trường, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của dự án.
- Ngân hàng cần đánh giá một cách hợp lý và hiệu quả các phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án.
- Ngân hàng cần phải dự kiến được khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án về các khía cạnh: mức độ sản xuất và mức độ tiêu thụ là bao nhiêu? Khách hàng có kịp thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường hay không? Mức độ biến động về giá bán sản phẩm theo thời gian là bao nhiêu?...
Trên cơ sở thẩm định doanh thu, chi phí hàng năm của dự án, ngân hàng cần tính các chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm theo các tiêu thức: lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận chịu thuế, lợi nhuận sau thuế.