Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt độngcho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 45 - 48)

vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội

Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại NHNo & PTNT Hà Nội bao gồm những nội dung chính sau:

Thẩm định về nhu cầu vốn đầu tưvà cơ cấu vốn của dự án

Cán bộ tín dụng cần xem xét cơ cấu và quy mô tổng vốn đầu tư của dự án và xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn đầu tư đó.

- Vốn xây dựng - Vốn thiết bị

- Vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh - Vốn khác

Thẩm định về nguồn vốn tài trợ của dự án

Cán bộ tín dụng xác định các nguồn tài trợ có thể có của dự án, đồng thời xem xét tính đảm bảo của các nguồn.

- Vốn tự có

- Vốn vay NHNo & PTNT Hà Nội

- Vốn vay từ nguồn khác( vay thương mại, vay của ngân hàng khác…)

Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Để đảm bảo an toàn khoản cho vay của ngân hàng đối với dự án đầu tư, ngân hàng thường yêu cầu chủ dự án đầu tư phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình. Tài sản đảm bảo tiền vay tồn tại dưới các hình thức như: tài sản thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh của người thứ ba. Tuy nhiên không phải tài sản nào cũng được ngân hàng chấp nhận là tài sản đảm bảo cho khoản vay vì đây là cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay phù hợp, tránh tổn thất ở mức thấp nhất khi có rủi ro xảy ra đối với các khoản cho vay theo dự án. Chỉ những tài sản đã được ngân hàng thẩm định, đáp ứng đủ yêu cầu pháp lý và giá trị kinh tế mới được ngân hàng chấp nhận là tài sản đảm bảo như: giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, hồ sơ về tính năng kỹ thuật và thực trạng công nghệ, về giá trị thị trường, giá trị sử dụng, …của tài sản đó. Tại chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội việc định giá tài sản đảm bảo được thực hiện bởi phòng Tín dụng & Thẩm định

Thẩm định về tính khả thi, hiệu quả của kế hoạch SXKD của dự án về mặt tài chính

Trên cơ sở các kết luận của quá trình thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật như: công suất thiết kế, công suất thực tế, quy trình công nghệ và căn cứ theo kết quả thẩm định về thị trường đầu vào, đầu ra của dự án, xu hướng

biến động của tỷ giá, lạm phát… cán bộ tín dụng thẩm định doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dự án. Cụ thể:

- Thẩm định tính hợp lý của yếu tố doanh thu bán hàng dự kiến qua các kỳ của dự án.

- Thẩm định tính hợp lý của yếu tố chi phí giá thành tương ứng với các kỳ của dự án.

- Thẩm định tính hợp lý của yếu tố kết quả kinh doanh dự kiến qua các kỳ của dự án.

Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp nhất để thẩm định dự án. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính thường được lựa chọn là: Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV), Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), Chỉ số doanh lợi (PI), Thời gian hoàn vốn( T ), Điểm hoà vốn (BP), Cân đối khả năng trả nợ.

Thẩm định về tính rủi ro của dự án

- Các rủi ro dự kiến xảy ra

- Sử dụng phương pháp phân tích độ nhậy, phân tích tình huống để tiến hành phân tích rủi ro: cán bộ tín dụng xem xét sự biến thiên của các chỉ tiêu NPV, IRR khi một trong ba biến: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến thay đổi. Từ đó đánh giá độ nhạy của các chỉ tiêu này đối với các biến từ đó có những đánh giá chính xác tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Thẩm định về kế hoạch trả nợ của dự án

- Tổng mức vốn vay đầu tư cơ bản: + Vay NHNo & PTNT Hà Nội + Vay tổ chức tài chính khác - Thời hạn vay

- Thời gian ân hạn - Lãi suất cho vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w