Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 50 - 53)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ

3. Nội dung hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.

3.3.3. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo.

 Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển.

Sau khi xác định được nhu cầu, mục tiêu đào tạo và đối tượng đào tạo, tuỳ theo mục đích, tính phức tạp của các kiến thức kỹ năng trong khóa học mà cán bộ phụ trách sẽ xây dựng chương trình đào tạo (bao gồm: loại hình đào tạo, thời gian đào tạo…), từ đó cũng lựa chọn được phương pháp đào tạo và dự tính được chi phí đào tạo cho chính xác, nằm trong khả năng tài chính của Công ty. Chương trình đào tạo được lập bởi Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính với trưởng các bộ phận liên quan, cuối cùng là trình lên Giám đốc phê duyệt.

Do điều kiện cơ sở vật chất còn thấp kém, kinh phí không nhiều nên Công ty thường ký hợp đồng đào tạo với các trung tâm đào tạo hay các trường Đại học. Ví dụ, Công ty muốn đào tạo nâng cao nghiệp vụ về Xuất nhập khẩu, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ tin học, nghiệp vụ quản lý phần mềm… thì việc thiết kế chương trình đào tạo sẽ được giao cho trưởng phòng Tổ chức – Hành chính. Trưởng phòng TC – HC sẽ căn cứ vào nhu cầu, mục tiêu đào tạo từ các phòng để xác định nội dung các bài học sẽ được giảng. Từ đó sẽ lựa chọn địa

điểm, thời gian cho từng đối tượng và thực hiện ký hợp đồng với các trung tâm đào tạo. Còn nếu Công ty muốn nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế, tài chính - kế toán… cho cán bộ quản lý thì Công ty sẽ thực hiện ký hợp đồng với các trường Đại học.

 Lựa chọn phương pháp đào tạo.

Sau khi đã xây dựng được chương trình đào tạo, Công ty sẽ căn cứ vào nội dung của chương trình đào tạo, cơ sở vật chất hiện có… để lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp. Lựa chọn phương pháp đào tạo được coi là một trong những bước quan trọng quyết định đến hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển. Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW đã áp dụng các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau:

- Đào tạo trong công việc: hình thức này được Công ty áp dụng đối với những nhân viên mới được tuyển đến làm việc ở Công ty đặc biệt là những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, chưa quen việc cũng như xa lạ với cung cách làm việc trong Công ty và chủ yếu là đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, kèm cặp và chỉ bảo. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện lại tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, đỡ tốn thời gian, người học dễ tiếp thu và vận dụng được kiến thức nên tiết kiệm được chi phí đào tạo. Mặt khác đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty là những người đã lớn tuổi nên phương pháp này còn được áp dụng cho những người kế cận. Cụ thể năm 2007, Công ty đã đào tạo được 4 người mới vào thử việc với phương pháp này và hiệu quả đào tạo khá tốt. Các nhân viên trong Công ty hầu hết là những người làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao… nên phương pháp này dễ dàng thực hiện và đạt được hiệu quả cao.

- Đào tạo ngoài công việc: Công ty đã sử dụng các phương pháp đào tạo: + Đào tạo dưới hình thức các bài giảng, các hội thảo, hội nghị: Công ty luôn tạo điều kiện để công nhân viên đi tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị thuốc trừ sâu bệnh hại cây trồng, thuốc trừ cỏ… để tiếp thu các thông tin về

các loại thuốc bảo vệ thực vật đang được bán trên thị trường trong nước và thế giới. Trong năm 2007, Công ty đã có 27 lượt cán bộ được cử đi dự các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức các lớp học ngắn hạn khoảng từ 2 đến 6 tháng về các nghiệp vụ: kế toán trưởng, tin học, quản lý kho, quản lý phần mềm, sở hữu công nghiệp, đào tạo ngoại ngữ… Sau khi xem xét, tính toán tính chuyên sâu, phức tạp của khoá học Giám đốc sẽ quyết định ký hợp đồng với các Trung tâm đào tạo.

+ Cử đi học ở các trường chính quy: Do đặc điểm lao động của Công ty số lượng lao động lao động trẻ khá ít, chủ yếu là những người có độ tuổi trên 40 không được cập nhật những kiến thức mới, do vậy để đáp ứng được nhu cầu công việc ngày càng cao và để tiêu chuẩn hoá cán bộ, Công ty cần chú trọng cử cán bộ đi học tại các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước sẽ giúp cho Công ty có được một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu của công việc và đảm bảo kế hoạch tiêu chuẩn hoá cán bộ. Đây sẽ là điều kiện giúp Công ty tiếp tục giữ vững được thị phần và phát triển hơn nữa trong tương lai. Trong suốt quá trình học tập, Công ty sẽ tạo điều kiện cho người học về thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí học tập, người lao động sẽ được hưởng nguyên lương. Còn những người có nhu cầu đào tạo, tự nguyện bỏ chi phí thì Công ty không hỗ trợ gì và họ phải sắp xếp lịch học vào ngoài giờ hành chính. Đây là phương pháp được Công ty sử dụng nhiều nhất vì như thế người học sẽ nắm bắt được những kiến thức mới nhất của nền giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, việc quản lý đào tạo rất khó khăn, đòi hỏi sự tự giác của mỗi cá nhân người học. Trong năm 2007, tại 4 chi nhánh: Chi nhánh Phía Bắc, Phía Nam, Nam khu IV, Đà Nẵng Công ty đã tiến hành đào tạo được 13 người.

Nhìn chung, Công ty mới chỉ áp dụng những phương pháp đào tạo đơn giản do vậy chưa thu hút được cán bộ công nhân viên tham gia, ngoài ra còn tốn kém về thời gian và chi phí, sự ảnh hưởng của công việc xung quanh nên kết quả

đào tạo không được cao. Từ thực trạng này, Công ty cần phải tìm hiểu lựa chọn thêm các phương pháp đào tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng đào tạo nhằm đạt được hiệu quả cao trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Bảng 2.5: Kết quả đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong Công ty năm 2007. T

T

Đơn vị Nội dung đào tạo Số lượng Nơi đào tạo Thời

gian đào

KH TH %

TH/KH

1 Chi

nhánh

Ngoại ngữ tiếng Trung 01 01 100 Trung Quốc 01 Năm Tin học ứng dụng 05 06 120.00 Thị xã Hưng Yên 03 tháng N/v Kế toán trưởng 01 01 100.00 ĐH KTQD 03 tháng

ĐH Nông nghiệp 01 05 500.00 Hà Nội 05 Năm

2 Chi nhánh Nam Nghiệp vụ tin học 03 04 133.33 Sở KHCN Hà Tĩnh 03 tháng TC Nông lâm 02 01 50.00 Trường TCNL Hà

Tĩnh

02 năm

3 CN

Phía Nam

Ngành quản lý kinh tế 02 03 150.00 ĐH KT TPHCM 02 năm Ngành nông nghiệp 04 05 125.00 ĐH NN-TPHCM 04 năm ĐH Thương mại 03 03 100.00 ĐH TM TPHCM 04 năm

4 Chi nhánh Đà Nẵng Phương pháp tiếp cận thị trường 05 04 80.00 TT dạy nghề tại ĐN 5-10 ngày Trung cấp kế toán 01 01 100.00 TT dạy nghề tại

ĐN

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 50 - 53)