Đây là một kiểu bài tập, trong đó người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khác mà một người quản lý có thể nhận được khi vửa tới nơi làm việc và họ có trách nhiệm phải xử lý nhanh chóng và đúng đắn. Phương pháp này giúp cho người quản lý học tập cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày.
- Ưu điểm: Được làm việc thực sự để học hỏi; có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm việc và ra quyết định.
- Nhược điểm: Có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện công việc của bộ phận; có thể gây ra những thiệt hại.
Những ưu, nhược điểm của phương pháp đào tạo ngoài công việc:
Ưu điểm: Học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống kiến thức cả lý thuyết lẫn thực hành; ngoài ra còn nâng cao được tính sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề một cách thực tế.
Nhược điểm: Đào tạo ngoài công việc khó áp dụng cho công nhân vì tính thực tế bị hạn chế (chủ yếu là học về lý thuyết); bên cạnh đó đòi hỏi chi phí cao, tốn nhiều thời gian.
Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng. Dó đó doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc điểm tình hình của công ty mình để chọn ra được những phương pháp đào tạo thích hợp nhất nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
3.4. Dự tính chi phí đào tạo.
Chi phí thực tế của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ có về tài chính – đó là những chi phí về tiền tệ, nhưng còn có cả những chi phí cơ hội.
Tuy nhiên, vì chi phí cơ hội là khó xác định và cách này không hoàn toàn thực tế đối với một tổ chức kinh doanh muốn làm rõ những chi phí đào tạo. Một cách khác để làm rõ những chi phí liên quan tới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là làm rõ hai loại chi phí sau:
Thứ nhất: những chi phí về học tập - những chi phí phải trả trong quá trình người lao động học việc của họ như là: những khoản tiền cho người lao động trong khi học việc, chi phí về nguyên vật liệu dùng trong học tập; giá trị bán hàng hoá do gia công không đúng khi thực tập, giá trị sản lượng bị giảm xuống do hiệu quả làm việc thấp của học sinh học nghề.
Thứ hai: những chi phí về đào tạo - tiền lương của những người quản lý trong thời gian họ quản lý bộ phận học việc, tiền thù lao trả cho giáo viên hay những nhân viên đào tạo và bộ phận giúp việc cho họ, chi phí bất biến và chi phí khả biến của trung tâm đào tạo, những dụng cụ giảng dạy…