Chức năng hỗ trợ nhiệm vụ của người dùng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ỨNG DỤNG YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀO TRONG TỔ CHỨC HCI pdf (Trang 92 - 95)

Con người sử dụng các câu lệnh để thực hiện một chức năng nào đó trong cuộc sống từ đơn giản như soạn thảo cho tới các công việc điều khiển. Con người thường sử dụng máy tính bởi vì chúng đem lại một sức mạnh nào đó. Nếu như sức mạnh này đủ lớn thì con người có thể sử dụng chúng ngay cả khi các giao diện không tốt. Do vậy, bước đầu tiên mà người thiết kế phải xác định đó chính là nhiệm vụ của người dùng là gì bằng các nghiên cứu cụ thể các nhiệm vụ của người dùng. Kết quả là một danh sách các hành động và thực thể được trừu tượng hóa trong một tập các giao diện.

Lỗi cơ bản khi thiết kế đó chính là cung cấp quá nhiều các thực thể và chức năng vượt quá người dùng. Nhiều thực thể và chức năng cũng cần có nhiều các câu lệnh hơn, phải rà soát lỗi nhiều hơn, chạy chương trình chậm hơn, yêu cầu có các màn hình trợ giúp, thông báo lỗi. Đối với người sử dụng nhiều chức năng sẽ làm giảm quá trình học, tăng nguy cơ mắc lỗi, nhiều sự rối trí... Mặt khác sự không đầy đủ của các thực thể và hành động khiến người sử dụng cảm thấy chán nản vì các nhiệm vụ cần thiết không được hỗ trợ. Các điều tra nghiên cứu thực tế thông qua thống kê có thể giúp cho người thiết kế nắm rõ hơn về các yêu cầu của người dùng. Các yêu cầu hay được sử dụng có thể được thực hiện dễ dàng hơn. Người thiết kế phải quyết định đâu là đối tượng phục vụ chính của hệ thống.

Các hành động như xóa bỏ hay định dạng lại cần phải được đảm bảo để sao cho có thể khôi phục lại được hay cũng có thể bảo vệ được trước các hành động vô ý. Người thiết kế cần phải xác định rõ các khả năng lỗi và phải có thông báo lỗi khi cần thiết. Mối quan tâm lớn của các chuyên gia đó chính là thiết kế các macro cho phép kết nối một vài chức năng để tiến hành một nhiệm vụ đơn hay xâu chuỗi các ngôn ngữ để thực hiện một công việc nào đó. Sự tiện ích của macro là cho phép mở rộng mà người thiết kế không nhìn thấy hay phục vụ cho một nhóm nhỏ người có yêu cầu đặc biệt. Một macro có thể là một chương trình ngôn ngữ đầy đủ bao gồm

trong những phương pháp dẫn đến thảo luận về các vấn đề liên quan như là tạo file, thư mục, dữ liệu, hay thông báo. Vẫn chưa có sự thống nhất về giao diện chức năng (tạo, chỉnh sửa, xóa... ), sự lựa chọn của một cặp như tải/lưu, đọc/viết, mở/đóng...

Người thiết kế thường nhầm lẫn lựa chọn một hình ảnh ẩn dụ gần gũi với máy vi tính hơn là với các nhiệm vụ của người dùng. Hình ảnh ẩn dụ có thể làm mất phương hướng người sử dụng, tuy nhiên với sự thiết kế cẩn thận có thể thu được nhiều tiện ích trong khi lại giảm đi các vấn đề tầm thường. Để có thể kết nối thuận tiện các khái nhiệm giao diện và các hình ảnh ẩn dụ về chức năng, người thiết kế cần phải lựa chọn cách thức cho các câu lệnh điều khiển. Kết hợp các phương pháp là có thể tuy nhiên việc học, giải quyết các vấn đề và gợi nhớ được hỗ trợ bởi một tập giới hạn các vấn đề phức tạp.

 Tập các câu lệnh đơn : Trong tập các câu lệnh đơn, mỗi câu lệnh được lựa chọn để thực hiện một nhiệm vụ duy nhất, và số lượng các câu lệnh tương ứng với số lượng các nhiệm vụ. Khi mà chỉ có một số lượng nhỏ nhiệm vụ cần thực hiện, cách tiếp cận này tương đối đơn giản và dễ học. Các câu lệnh phức tạp hơn có thể dẫn đến sự rối trí nhất định. Tất nhiên chúng ta vẫn có thể xây dựng một số chương trình lớn từ các câu lệnh đơn như hệ điều hành Unix.

 Câu lệnh kết hợp với lập luận a. C-n (next-line)

<DOWN> (an arrow key) Di chuyển con trỏ tới cuố cùng của dòng dưới b. C-p (prev-line)

<UP> (an arrow key) Di chuyển con trỏ tới dòng kế tiếp c. C-a (beginning-of-line)

<Home> (on DOS/Windows only) Di chuyển con trỏ tới điểm đầu của dòng hiện tại

d. C-e (end-of-line)

<End> (on DOS/Windows only) Di chuyển con trỏ tới vị trí cuối cùng của dòng hiện tại

e. C-f (forward-char)

f. C-b (backward-char)

Hình 2. 2. 1 Sự khó khăn trong việc học các câu lệnh di chuyển con trỏ.

 Câu lệnh với các tên : Cách thức thứ hai là cho phép mỗi câu lệnh được gắn với một đối tượng nhất định (FILEA, FILEB, FILEC) để chỉ ra rằng đối tượng được tiến hành thao tác

COPY FILEA, FILEB DELETE FILEA

PRINT FILEA, FILEB, FILEC

Các câu lệnh được tách rời khỏi các đối tượng thao tác bởi dấu cách hay một sự giới hạn nhất định và các đối tượng khác nhau cũng được tách bởi các dấu cách hay các giới hạn quy định trước. Các nhãn chính cho các đối tượng thao tác có thể rất hữu dụng đối với một số người sử dụng ví dụ như

COPY FROM= FILEA TO=FILEB

Các nhãn này yêu cầu người sử dụng phải điền thêm các thông tin và do vậy tăng lên các lỗi in ấn, tuy nhiên tính dễ đọc có thể được tăng lên đồng thời thứ tự phụ thuộc cũng sẽ bị loại trừ.

 Câu lệnh kết hợp với lựa chọn và lập luận : Câu lệnh cũng có thể có sự lựa chọn để chỉ ra các trường hợp đặc biệt. Ví dụ như

PRINT /3, HQ FILEA PRINT (3, HQ) FILEA

Các câu lệnh trên có thể in ấn FILEA thành ba bản. Khi mà số lượng sự lựa chọn tăng lên thì sự phức tạp có thể quá nhiều và các thông báo lỗi có thể không được chú ý nhiều. Các đối tượng cũng có được những sự lựa chọn như địa chỉ trên ổ đĩa, các khóa riêng...

Số lượng các đối tượng, lựa chọn, các cú pháp có thể tăng lên nhanh chóng. Hệ thống kiểm tra chỗ tại sân bay sử dụng câu lệnh sau để kiểm ta chỗ ngồi trống vào ngay 21 tháng 8 từ Washington’s National Airport (DCA) đến New York’s Laguardia Airport (LGA) vào lúc 3h chiều :

A0821DCALGA300p

Cách tiếp cận trên có thể gây nên nhiều lỗi cho dù có sự đào tạo cẩn thận tuy nhiên đối với người sử dụng thường xuyên có thể khắc phục được điều đó và thậm chí còn đánh giá cao các câu lệnh ngắn gọn và súc tích như vậy. Ngôn ngữ Unix được sử dụng rộng rãi mặc dù sự phức tạp trong đó điều mà nhiều người đã lên án gay gắt. Điều đó cho thấy rằng sự phức tạp không ngăn cản được người sử dụng nếu như chúng đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Số lượng mắc lỗi khi sử dụng hệ thống này từ 3 đến 53%. Mặc dù các câu lệnh thông thường có thể sinh ra nhiều lỗi như mv (18%), cp (30%), tuy nhiên sự phức tạp có một sự thu hút hấp dẫn đối với người sử dụng. Người sử dụng có thể cảm thấy thoải mái sau khi đã vượt qua được khó khăn và hiểu được hệ thống về các chức năng trong đó.

XÓA Thư mục Màn hình SAO CHÉP Máy in từ xa

Nếu như hệ thống cấu trúc được tìm thấy trong một tập các nhiệm vụ, chúng có thể đưa ra một cấu trúc có ý nghĩa cho một số lượng lớn các câu lệnh. Trong trường hợp này 5*3*4 = 60 nhiệm vụ được tiến hành chỉ với năm câu lệnh và một quy tắc cho việc định dạng. Một trong những ưu điểm khác là cách tiếp cận thực đơn-câu lệnh có thể phát triển để hỗ trợ cho những người mới sử dụng hay không thường xuyên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ỨNG DỤNG YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀO TRONG TỔ CHỨC HCI pdf (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)