1 3 Trình diễn các thư mục theo chuỗi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ỨNG DỤNG YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀO TRONG TỔ CHỨC HCI pdf (Trang 78 - 80)

Khi mà một danh mục trong thực đơn được lựa chọn thì người thiết kế vẫn phải đối diện với vấn đề đó là thứ tự lựa chọn của các chuỗi hiển thị. Nếu như các danh mục chỉ có tính phân loại đơn giản như các chương trong quyển sách. Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề phức tạp khác nữa, sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số quy tắc cơ bản giúp cho việc thiết kế:

Thời gian Theo thứ tự đồng bộ

Thứ tự số học Sắp xếp theo thứ tự giảm dần hay tăng dần

Các đặc điểm vật lý Sắp xếp theo thứ tự tăng hay giảm dần về chiều dài, kích cỡ, âm lượng, nhiệt độ...

Trong rất nhiều trường hợp không thể có được sự sắp xếp thứ tự, khi đó người thiết kế bắt buộc lựa chọn một trong những giải pháp sau:

● Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái

● Nhóm các danh mục liên quan lại với nhau

● Các danh mục hay được sử dụng thì được đưa lên trước ● Các danh mục quan trọng nhất thì được đưa lên trên đầu

Có nhiều kiểm nghiệm đã được diễn ra về mức độ vi phạm lỗi mà người dùng sử dụng các thao tác cơ bản khi sắp xếp các danh mục theo thứ tự khác nhau như theo bảng chữ cái, theo chức năng và theo ngẫu nhiên thì thu được kết quả là sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái ít khi bị lỗi nhất, sau đó là theo chức năng và cuối cùng là ngẫu nhiên với thời gian tương ứng là 0. 81, 1. 28, 3. 23.

nhiên.

Với 64 danh mục, thời gian để xác định tìm từ cần tìm tăng lên từ 2 giây đối với danh mục sắp xếp theo bảng chữ cái đến 6 giây với danh mục sắp xếp mang tính ngẫu nhiên. Khi mà các danh mục được sắp xếp lại thành một hàng thì không thể tìm kiếm theo cách thức đơn giản được và phải dò tìm một cách cẩn thận từng danh mục. Tính ưu việt của sắp xếp theo thứ tự sẽ biến mất, người sử dụng sẽ phải mất 7 giây đối với danh mục sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái và mất 8 giây cho việc sắp xếp danh mục ngẫu nhiên. Somberg và Picardi đã nghiên cứu về thời gian thao tác trên 5 danh mục. Ba thí nghiệm của họ đã cho thấy rằng có một mối quan hệ giữa thời gian thao tác và thứ tự chuỗi các danh mục. Thời gian tương tác cũng tăng lên khi mà các danh mục không quen thuộc đối với người dùng.

Nếu như căn cứ vào mức độ tần số sử dụng là một tiêu chí thì đó có thể là một phương pháp để giúp chúng ta cũng có thể thay đổi cách thức tổ chức danh mục hiện tại. Tuy nhiên việc thay đổi như vậy cũng gặp phải một số vấn đề khó khăn bởi ví tính xa lạ của nó đối với người dùng, theo B. Shneiderman và T. Mitchell. Người dùng thường cảm thấy xa lạ và lo âu đối với mọi sự thay đổi giao diện dù là nhỏ nhất và kết quả thường tốt hơn đối với các giao diện tĩnh. Tuy nhiên cũng có một sô ứng dụng cho thấy việc thay đổi là có hiệu quả như khi úng dụng tra cứu sổ điện thoại khi mà các số điện thoại hay sử dụng là dễ dàng truy cập nhất. Mặc dù vậy thì tính khó khăn đối với người dùng khi thay đổi giao diện là không thay đổi. Do vậy người thiết kế tránh để người dùng rơi vào trạng thái gián đoạn hay ngắt quãng không thể dự báo được, một trong những phương pháp khả thi đó chính là để cho người dùng lựa chọn cách thức tổ chức danh mục mà họ muốn.

Khi mà có một số danh mục trong thực đơn thường xuyên được sử dụng thì cách tốt nhất đó chính là sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Cách thức tổ chức này làm giảm thời gian lựa chọn đối với các danh mục hay được lựa chọn nhất nhưng việc không đảm bảo tính thứ tự đối với các danh mục không hay sử dụng sẽ không còn cũng là một điều mà chúng ta cần phải tính đến. Một trong những giải pháp đó chính là sắp xếp một số danh mục hay được dùng lên trên đầu, các danh mục còn lại thì lại được sắp xếp theo thứ tự. Như trong đối với cách sử dụng phông chữ thì các phông nào hay được sử dụng sẽ được đẩy lên trên, các phông còn lại thì được sắp xếp theo thứ tự. Cách phân chia như vậy đã chứng minh được tính ưu việt trong quá trình tương tác so với các cách thức tổ chức khác. Một lý thuyết đã cho thấy rằng các danh mục thông dụng được tìm kiếm với thời gian logarit, trong khi đó các danh mục không thông dụng thì thời gian tìm kiếm phụ thuộc

vào vị trí của chúng trên thực đơn. Có các phần mềm thu thập tần số sử dụng, tuy nhiên thứ tự phân chia thực đơn chỉ ổn định khi nào người quản trị quyết định không có các thay đổi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ỨNG DỤNG YẾU TỐ CON NGƯỜI VÀO TRONG TỔ CHỨC HCI pdf (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)