Giải pháp về tạo vốn ngân sách nhà nước giành cho đầu tư phát triển ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay (Trang 57 - 61)

ngành giáo dục

• Đảng và nhà nước cần có những chính sách nhằm khuyến khích, huy động tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hóa giáo dục, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện, bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục, tạo điều kiện vừa nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường ngoài công cập, các hình thức giáo dục ngoài nhà trường và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Hoàn thiện các cơ sở pháp lý chính sách để phát triển hệ thống các trường ngoài công lập. Phát triển các trường ngoài công lập, chuyển một số trường công lập thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp để lượng vốn ngân sách nhà nước có thể tập trung vào các trường, các địa phương có điều kiện khó khăn. Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục; đổi mới chế độ học phí của các trương đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà trường có thể cung cấp, phù hợp với khả năng của người học, đồng thời hỗ trợ và tiến hành miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo

• Các đơn vị chịu trách nhiệm lập kế hoạch về phân bổ vốn đầu tư các năm, quy hoạch trường lớp, định hướng phát triển ngành học cần mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội… tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở

vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nhằm huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tăng số dự án viện trợ, vốn vay để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động và xuất khẩu lao động. Hợp tác đầu tư xây dựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở đào tạo đại học, nhập trang thiết bị thí nghiệm khoa học tiên tiến để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu giáo dục nói riêng của cơ sở đào tạo đại học, các viện, các trung tâm chuyên nghiên cứu về giáo dục, trao đổi thông tin, tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế , tham gia các hoạt động của các cơ quan Liên hiệp quốc, tổ chức các nước sử dụng Tiếng Pháp, các tổ chức thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức Á Âu và các tổ chức khác. Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, truyền thống và trình độ tiên tiến thành lập các cơ sở giáo dục 100% vốn ngoài hoặc liên doanh với các đối tác Việt Nam để đào tạo đại học, dạy nghề, giáo dục từ xa, mở các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn có trình độ khu vực và quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

• Các địa phương quy hoạch đất đai, xây dựng trường sở, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại, ký túc xá sinh viên, khu văn hoá thể thao, các công trình dịch vụ để đáp ứng những yêu cầu trước mắt và tạo lập các điều kiện phát triển trong tương lai. Thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đào tạo để tạo kênh thu hút vốn độc lập hỗ trợ cơ sở đào tạo đầu tư . Phân cấp phê duyệt dự án đầu tư cho cơ sở đào tạo. Trường đại học công lập phê duyệt dự án đến 100 tỷ đồng. Khuyến khích tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước xây dựng cơ sở vật chất tập trung cho cơ sở đào tạo hoặc cho thuê lại, không phân biệt công lập hay tư thục, có những chính sách ưu đãi về thuế các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục đào tạo. Khuyến khích các địa phương xây dựng các công trình phục vụ sinh viên ở các khu đại học tập trung, ácc thành phố lớn có nhiều cơ sở dào tạo.

• Các cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, doanh nghiệp trực thuộc theo qui định của Pháp luật. Cơ sở đào tạo được hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ và các quyền khác theo qui định của pháp luật. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trường đại học; từng bước hình thành các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học, công nghệ mạnh ở các trường đại học; xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các trường đại học trọng điểm, đầu ngành; giao nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản cho các trường đại học phù hợp. Nghiên cứu để tiến tới sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu khoa học chuyên ngành vào trường đại học. Từng bước hỗ trợ để hình thành các cơ sở thực nghiệm về công nghệ trong các trường cao đẳng. Nguồn thu tài chính của cơ sở đào tạo thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghề và lao động sản xuất chiếm khoảng 30-40% tổng thu nhập hàng năm. Thực hiện chính sách ưu tiên cho thuê đất, chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước, chính sách khuyến khích giáo viên các trường công lập chuyển sang tư thục; chính sách đào tạo đội ngũ giảng viên cho các trường tư....theo quy định của nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

KẾT LUẬN

Quá trình đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội của đất nước ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường, hệ thống chính trị được giữ vững, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào kinh tế thế giới, vị thế và uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Cùng với bối cảnh trong nước và xu hướng trên thế giới, nền giáo dục của nước ta đã có những bươc tiến lớn: một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ xa từ mầm non đến sau đại học, quy mô đào tạo của các cấp học tăng đều và ổn định qua hàng năm, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia: phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ và tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn, đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa cho các lớp từ lớp 1 đến lớp 12… Bên

cạnh những thành tựu đã đạt được, đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng ngân sách nhà nước vẫn còn một số hạn chế như nguồn vốn giành cho đầu tư giáo dục dàn trải chưa tập trung dẫn đến tiến độ giải ngân chậm, ảnh hưởng đến chất lượng công trình; vốn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của của ngành, vấn đề quy hoạch của các công trình chưa hiệu quả chưa chủ động. Để nâng cao hiệu quả đầu tư cần phải tăng cường hiệu quả đầu tư của nhà nước, đổi mới cơ chế tài chính, đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách, cơ cấu lại chi ngân sách cho ngành giáo dục theo hướng lập kế hoạch, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị, địa phương, để các địa phương chủ động và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước với hiệu quả cao, tránh lãng phí, thất thoát trong quá trình đầu tư sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w