Nội dung đầu tư:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay (Trang 26 - 38)

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư cho giáo dục, NSNN phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn đầu tư.

Về phát triển quy mô giáo dục và đào tạo.

Giáo dục mầm non: Từ sau khi có quyết định 161/ 2002/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, giáo dục mầm non đã có bước phát triển, cơ bản đã giải quyết được khó khăn cho các xã trắng về giáo dục mầm non, mạng lưới và loại hình trường, nhất là mầm non dân lập và tư thục được mở rộng, số trẻ huy động đến trường, lớp mầm non ngày càng gia tăng, nhất là mẫu giáo 5 tuổi. Trong năm học 2004 – 2005 chỉ còn 13 xã trắng về giáo dục mầm non tập trung ở các tỉnh miền núi khó khăn như Hà Giang, Lai Châu, Bình Định… trong năm học này có 514.200 cháu nhà trẻ, tăng 24,3 % so với năm học 2003 – 2004; 2.499.000 học sinh mẫu giáo tăng 12,7 % so với năm học 2003 – 2004; đến năm học 2007 - 2008 con số này là 481.909 cháu nhà trẻ và 2.596.768 số học sinh mẫu giáo.

Giáo dục phổ thông, trong đó quy mô học sinh tiểu học tiếp tục giảm và đang dần đi vào ổn định, năm học 2004 – 2005 có 7.947.600 học sinh, giảm 402, 5 nghìn so với năm học 2003 – 2004, năm học 2007- 2008 là 6.871.795 học sinh . Đối với bậc trung học cơ sở , số học sinh THCS chưa ổn định, năm học 2004 – 2005 có 6.972.000 học sinh THCS tăng 2,7 % so với năm học 2003 – 2004, năm học 2007 – 2008 là 5.858.484 học sinh giảm 3% so với năm học 2006 – 2007, tỷ lệ huy động đi học trong

độ tuổi tăng đạt 92 %. Tuy đang trong giai đoạn thực hiện phổ cập nhưng số học sinh THCS giảm do ảnh hưởng giảm hàng năm của số học sinh lớp 5, hiệm tượng giảm đã dừng và tăng dần trở lại tiếp cân với số dân số của độ tuổi sau khi cả nước đạt được phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Đối với bậc trung học phổ thông, các tỉnh thuộc vùng kinh tế phát triển vẫn giữ được mức tuyển sinh vào lớp 10 ổn định, năm học 2004 – 2005 có 2.847.300 học sinh phổ thông tăng 8,8 % so với năm học 2003 – 2004, năm học 2007 – 2008 là 3.070.023 học sinh tăng 0,5 % so với năm học 2005 - 2006.

Giáo dục đại học cao đẳng, trong thời gian qua giáo dục đại học tăng nhanh về số lượng và chất lượng giảng dậy, hàng năm đều đạt được các chỉ tiêu về quy mô như kế hoạch, các chỉ tiêu tăng thêm chủ yếu là do có thêm các trường đại học, cao đẳng mới thành lập, nên số chỉ tiêu tăng thêm chủ yếu dành cho các trường này.

Về phát triển mạng lưới trường lớp

Bảng 2.3: Số lượng trường của các cấp học giai đoạn 2001 – 2008

Đơn vị: trường Năm học 2001-2002 Năm học 2002-2003 Năm học 2003-2004 Năm học 2004-2005 Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008 Tổng số trường học 35.192 35.973 36.945 37.293 37.185 37.743 37.895 1. Mầm non 9.528 9.715 10.104 10.400 10.730 10.658 10.790 Nhà trẻ 251 157 129 135 125 100 98 Trường mẫu giáo 3.165 3.117 2.872 2.890 2.732 2.689 2.676 Trường mầm non 6.112 6.441 7.103 7375 7873 7871 8016 2. GD phổ thông 25.221 25.881 26.359 26.364 26.479 26.465 26.753 Trường tiểu học 13.897 14.163 14.346 14.350 14.420 14.502 14.573 Trường PTCS 1.270 1.197 1.139 1.156 1.162 1.201 1.212 Trường THCS 8.092 8.396 8.734 8.741 8.776 8.617 8.781 Trường TH 569 523 455 398 378 347 315

cấp 2-3 Trường THPT 1.393 1.532 1.685 1.701 1.743 1.798 1.872 3.Trường THCN 252 245 286 290 302 310 327 4.Trường CĐ và ĐH 191 202 214 239 274 310 325 ĐH, trường ĐH, học viện 77 81 87 105 120 125 145 Trường CĐ 114 121 127 134 154 185 180

Nguồn: Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mạng lưới trường học phát triển theo xu hướng phù hợp với nhu cầu đào tạo của xã hội, số lượng các nhà trẻ và trường mẫu giáo có xu hướng giảm và dần thay thế là các trường mầm non với cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo đủ khuân viên vui chơi, học tập cho các học sinh mầm non. Số lượng các trường tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học cơ sở cũng có xu hướng tăng và phân bố đồng đều ở các địa phương, phường, xã, đảm bảo nhu cầu học của từng phường, xã quận, tránh tình trạng các trường cấp học phổ thông bị quá tải, học sinh phải học trái phường. Các trường đại học cao đẳng được thành lập mới chủ yếu là các trường ở các địa phương, và là trường dân lập, không tập trung xây dựng ở các khu đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, điều này nhằm giảm sự quá tải ở các thành phố lớn, và giảm chi phí ăn ở, đi lại cho người học.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Trong giai đoạn 2001 đến năm 2008 vốn đầu tư xây dựng cơ bản được bố trí tăng qua các năm, điêu này có thể thấy thông qua bảng sau:

Bảng 2.4: Vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN năm 2001 đến năm 2008

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Ước tính 2009 Vốn đầu tư

XDCB 4.165 5.647 5.746 4.900 8.027 11.385 14.584 18.844 21.320

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vụ Đầu Tư – Bộ Tài chính về vốn NSNN giành cho giáo dục giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN năm 2001 đến năm 2008 Đơn vị: Tỷ đồng

Việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án được thực hiện từ ngay đầu năm kế hoạch theo đúng quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; được thực hiện công khai, đúng quy định, theo hướng dẫn; các đơn vị, dự án đều thực hiện kế hoạch vốn đầu tư được giao đúng nội dung, địa điểm và đúng cơ cấu vôn đầu tư, các dự án hoàn thành được sử dụng có hiệu quả phát huy tác dụng đối với nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, chỉ riêng khu vực giáo dục chuyên nghiệp và đại học cả nước đã thành lập 192 cơ sở mới với 63 trường đại học, 92 trường cao đẳng và 37 trường trung cáp chuyên nghiệp. Nếu năm 2000 cả nước có 97 trường đại học, 104 trường cao đẳng và 246 trường trung cấp chuyên nghiệp thì năm 2007 số lượng các trường đại học là 158, 196 trường cao đẳng và 279 trường trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng chục trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề mới được hình thành. Số các cơ sở đào tại ngoài công lập cũng tăng nhanh (từ 22 trường đại học và cao đẳng ngoài công lập năm 2000, đến nay cả nước đã có 60 trường đại học và cao đẳng tư thục với 36 trường đại học và 24 trường cao đẳng). Vốn ngân sách đã được thực hiện đầu tư phát triển các trường đại học có trọng điêmr (Đại học Huế, Đaị học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ), các trường sư phạm (Trường

đại học Quy Nhơn, Đại học sư phạm Đồng Tháp, Cao đẳng sư phạm Trung Ương 3, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) và các trường thuộc khu vực kinh tế khó khắn (Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên).Trong đó, nguồn vốn sẽ được tập trung vào các công trình sẽ được đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch và chú trọng hỗ trợ phát triển cho các vùng dân tộc, vung khó khăn nhằm đảm bảo cho việc tăng quy mô đào tạo tai chỗ cho các vùng này; đã đưa vào sử dụng 231.060,5 m2 nhà lớp học, thư viện, nhà luyện tập và thi đấu thể thao, ký túc xá sinh viên… phục vụ tốt cho việc giảng dậy và học tập của các khu vực.

Trong phần vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản vốn ODA chiếm một tỷ lệ lớn, góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dậy của các cấp học. Tiến độ giải ngân thực tế so với kế hoạch năm 2008: Tổng số vốn ODA giải ngân là 50,22 triệu USD (kế hoạch là 56,85 triệu USD), so với kế hoạch đạt 88%. Tổng số vốn đối ứng giải ngân là 12,66 triệu USD tương đương 202.624 triệu đồng (kế hoạch là 12,66 triệu USD tương đương 202.624), so với kế hoạch đạt 100%. Lũy kế tỷ lệ giải ngân thực tế đến năm 2008: So với tổng số vốn đã ký kết của 9 chương trình, dự án ODA do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện, lũy kế giải ngân đến năm 2008 là 136,23 triệu USD, so với tổng vốn của 9 dự án, chương trình là 275,40 triệu USD, tỷ lệ đạt 49%. Riêng vốn đối ứng lũy kế giải ngân đến năm 2008 là 30,91 triệu USD, so với tổng vốn cam kết 62,96 triệu USD, đạt 49%. Sau 10 năm sử dụng nguồn vốn ODA trong giáo dục, số dự án cho giáo dục tiểu học chiếm khoảng 47%, trung học 33%, đại học 19%. Những dự án, chương trình này đã giúp Việt Nam giải quyết vấn đề cấp thiết nhất là nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện công bằng giáo dục, năng lực làm kế hoạch, quản lý. Tình hình quản lý các chương trình, dự án ODA của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều được triển khai, thực hiện tốt. Các hoạt động đều sát với nội dung đã đàm phán ký kết, công tác quản lý tài chính, công tác đấu thầu trong mua sắm trang thiết bị và các công trình xây dựng, tuyển dụng tư vấn đã được thực hiện đầy đủ theo các quy định của nhà nước và nhà tài trợ. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, nhìn chung các dự án đều được tiến hành giải ngân và đã tương đối đảm bảo tiến độ, trong đó có một số công trình quan trọng đã hoàn thành như:

• Dự án Giáo dục tiểu học thực hiện bằng vốn vay của WB tổng mức đầu tư cho dự án là 71 triệu USD thực hiện từ năm 1995, hoàn thành 31/12/2002, riêng phần vốn

XDCB 46,3 triệu USD (nhà nước: 40,8 triệu USD; tư nhân : 5,5 triệu USD); xây dựng tại 35 tỉnh thành phố với 6.991 phòng học được xây dựng mới và sửa chữa (6513 phòng học xây dựng mới, 478 phòng sửa chữa) tương đương với 445.185 m2 sử dụng và trang thiết bị đồ gỗ, máy tính, đào tạo giáo viên, nâng cao chất lượng quản lý cho hiệu trưởng, xây dựng mạng lưới bản đồ trường học cho các trường tiểu học vùng núi và đồng bằng sông Cửu Long. Dự án này được dánh giá là thực hiện rất tốt phần XDCB. Hoàn thành được toàn bộ kế hoạch của dự án đề ra.

• Dự án phát triển giáo dục Trung học cơ sở: thực hiện bằng nguồn vốn vay ADB tổng mức đầu tư là 71,5 triệu USD, riêng phần XDCB là 13,6 triệu USD, tương đương 212 tỷ đồng. Tổng số trường học đã được xây dựng là 366 trường với tổng số 2482 phòng học tương đương 161.300 m2 phòng học, đến ngày 31/12/2004 đã hoàn thành toàn bộ các phòng học và đưa vào sử dụng.

• Dự án xây dựng các trường tiểu học vùng bão giai đoạn I thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng xong 203 trường tiêu học, gồm 2330 phòng học kiên cố ở 17 tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận

• Dự án cải tạo cơ sở vật chất cho giáo dục miền núi phía Bắc, với tổng vốn đầu tư là 216 tỷ đồng (thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản là 212 tỷ đồng đối ứng 3,5 tỷ đồng). Xây dựng 61 điểm trường với diện tích sàn là 26.710 m2.

• Năm 2008, Bộ Giáo dục và đào tạo có tất cả 10 dự án triển khai hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó có 8 dự án vay nợ (gồm cả dự án vay nợ có thành phần viên trợ) và 2 dự án viện trợ. Tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản được giao năm 2008 là 1.112,192 triệu đồng, bao gồm chủ yếu là vốn vay 906.150 triệu đồng (chiếm 81,47%) và vốn đối ứng 202.624 triệu đồng (chiếm 18,22%), vốn viện trợ đóng góp phần nhỏ là 3.418 triệu đồng (o,31%). Căn cứ vào các báo cáo của dự án thì ước thực hiện năm 2008 đạt 1.023.560 triệu đồng, bao gồm vốn vay 801.700 triệu đồng (chiếm 78,32 %), vốn đối ứng 220.624 triệu đồng chiếm (21,5%), vốn viện trợ 1.798 triệu đồng (0,18%). So sánh tình hình thực hiện năm 2008 với kế hoạch vốn được giao cho thấy về tổng thể thì kế hoạch vốn XDCB được thực hiện khá triệt để, đạt 92%.Trong đó, vốn vay đạt 88%, vốn viện trợ đạt 53% và vốn đối ứng đạt 109%.Vốn viên trợ đạt tỷ lệ không cao

(53 %) bởi Dự án hỗ trợ kỹ thuật mở rộng cơ hội học tập cho thanh niên dân tộc thiểu số bắt đầu được thực hiện năm 2008 là năm đầu tiên, đây cũng là tình trạng chung của các dự án mới bắt đầu được triển khai. Vốn đối ứng đạt 109% chứng tỏ khối lượng xây dựng cơ bản hoang thành của các dự án lớn hơn số vốn được giao kế hoạch. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự thiếu hụt trầm trọng về vốn đối ứng của dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tỷ lệ của vốn đối ứng của dự án này lên đến 167% vượt 67% so với kế hoạch được giao. Trong khi đó, các dự án vay còn lại đều đạt tỷ lệ tương đương hoặc thấp hơn kế hoạch được giao: Dự án phát triển Giáo dục trung học cơ sở II đạt 62%, Dự án hỗ trợ và Phát triển đào tạo ĐH &SĐH về CNTT&TT đạt 25%...

Chi thường xuyên, phần vốn giành chi thường xuyên bao gồm: chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học, chi sự nghiệp đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, chi quản lý hành chính, chi trợ giá báo chí.

Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo: đây là phần chi đào tạo cho các đối tượng học sinh, sinh viên hàng năm, bồi dưỡng công chức. Với quy mô đào tạo ngày càng tăng của tất cả các bậc học, chi phí thường xuyên cũng ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu của người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấp học, trình độ đào tạo

Quy mô đào tạo hệ chính quy (học sinh, sinh viên)

Mức chi NSNN cấp bình quân/hs,sv chính quy (triệu đồng/người/năm) 1. Đào tạo sau đại học

(nghiên cứ sinh, cao học,

chuyên khoa 1,2). 29.998 2,3

2. Đại học, cao đẳng: 482.260 1,99

3. Dự bị đại học, dân

tộc nội trú, năng khiếu. 7.369 12,9

4. Trung cấp chuyên

nghiệp, dạy nghề. 22.414 1,53

Nguồn: Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Với quy mô đào tạo qua các năm với tỷ lệ tăng rất cao năm 2001 so với 2000 là 70 %, năm 2002 so với năm 2001 là 82%,.., năm 2007 so với năm 2008 là 101%, dự kiến năm 2009 so với năm 2008 là 105,6 %. Về quy mô đào tạo, quy mô đào tạo tăng trung bình khoảng 5% một năm, có thể thấy năm học 2006 – 2007, tổng số sinh viên đại học và cao đẳng tăng hơn 63 % so với năm học 2000 – 2001 (từ 918.300 sinh viên tăng lên 1.503.800 sinh viên). Trong cùng thời kỳ, quy mô học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng xấp xỉ 2,02 lần (từ 255.300 tăng lên 515.700); học sinh học nghề dài hạn tăng 2,26 lần (từ 195.300 tăng lên 442.000) và học sinh học nghề ngắn hạn tăng 63% (từ 662.000

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay (Trang 26 - 38)