Thách thức trong thời kì mở cửa

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp (Trang 25 - 26)

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế – Những thời cơ và thách thức đối với doanh

1.2.1.Thách thức trong thời kì mở cửa

Tính cạnh tranh của nền kinh tế nớc ta đợc đánh giá là rất thấp: Bớc vào thế kỉ 21, nớc ta vẫn là một nớc nghèo và kém phát triển, năng lực cạnh tranh còn kém nhiều quốc gia trong khu vực, trong khi đó xu thế toàn cầu hóa diễn ra là không thể tránh khỏi.

Tham gia toàn cầu hóa tức là chấp nhận những chấn động có thể xảy ra trong hệ thống kinh tế toàn cầu, mà cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ 1997- 1998 là ví dụ điển hình. Toàn cầu hóa có thể dẫn tới hậu quả làm giảm mạnh nguồn thu ngân sách do giảm mạnh nguồn thu xuất nhập khẩu, thờng đó là nguồn thu đáng kể cho ngân sách đối với các nớc đang phát triển nh nớc ta.

Toàn cầu hóa đó là tình trạng “chảy máu chất xám” trong khi nền kinh tế còn yếu kém thì điều gì sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp khi thiếu đi các doanh nhân giỏi, những lao động giỏi. Đây là thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Khó khăn nổi cộm đối với nền kinh tế Việt Nam bắt nguồn từ đặc trng của đất nớc, một nền kinh tế lạc hậu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, phải nhập cuộc với cuộc đua tranh gay gắt, tốc độ tăng trởng GDP trong mấy năm cuối chậm lại. Sự tụt hậu xa hơn là một thách thức lớn và nghiêm trọng khi các cam kết đa phơng hóa và song phơng hóa trong hội nhập không còn xa.

Trớc yêu cầu phát triển mới, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị tr- ờng thế giới còn mang tính “chợ tạm” các mặt hàng chiếm thị phần nhỏ và luôn bị chèn ép. Theo lộ trình đến năm 2006 nớc ta thực hiện các cam kết AFTA, các mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của nớc ta sẽ bị cạnh tranh ngay cả trên thị trờng nội địa.

Quá trình cổ phần hóa và đổi mới cơ chế quản lí doanh nghiệp nhà nớc diễn ra chậm, kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Giải quyết tốt vấn đề cổ phần hóa sẽ tạo ta môi trờng cạnh tranh bình đẳng, tạo cơ hội thu hút đầu t, đổi mới thiết bị, công nghệ. Bớc sang thế kỉ 21 vấn đề công nghệ của các doanh nghiệp càng trở nên nổi cộm hơn bởi so với mức trung bình của các nớc trong khu vực, công nghệ nớc ta đang lạc hậu trong khi các nớc khác lại rất chú ý đầu t cho khu vực này, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trờng thế giới.

Trải qua 15 năm đổi mới, nền kinh tế thị trờng theo định hớng XHCN đã hình thành trên đại thể song còn rất sơ khai, thiếu đồng bộ, vận hành cha thông suốt, công tác đổi mới đi vào chiều sâu gắn với hội nhập kinh tế quốc tế sẽ vấp phải trở lực do nhận thức cha chuyển kịp, do thói quen của cách làm ăn cũ còn in sâu và đụng chạm đến lợi ích của cục bộ cá nhân, thách thức đối với nớc ta là phải đối mặt vợt qua những trở lực nội sinh từ khuyết điểm, nhợc điểm của bộ máy lãnh

đạo và quản lí nhà nớc. Cơ chế quản lí mới cha hình thành đầy đủ, các mối quan hệ chức năng của nhà nớc và quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, giữa kế hoạch và thị trờng còn mờ nhạt, lúng túng, không đồng bộ do vậy cha phát huy hết tiềm năng sáng tạo của các doanh nghiệp, việc điều hành thị trờng còn nhiều thiếu sót, không kịp thời, để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu một số mặt hàng ở một số thời điểm, một số nơi. Thị trờng trong nớc còn diễn ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nh trốn thuế, buôn lậu, không đăng kí kinh doanh… điều đó đã gây ảnh hởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân và bị chèn ép giá trên thị trờng.

Do đó, nhà nớc cần có các biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu một cách nhanh chóng, tạo môi trờng kinh doanh lành mạnh, ban hành bộ luật thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tạo ra sân chơi công bằng, cải tiến cơ chế quản lí đồng bộ, hợp lí.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp (Trang 25 - 26)