3. Hoạt động đầu tư phát triển theo nội dung
3.2. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
Đối với mỗi doanh nghiệp, con người là nhân tố không thể thiếu trong mọi hoạt động. Vì thế đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một công cuôc đầu tư cần thiết và có tính hiệu quả lâu dài. Đặc biệt, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển thì yêu cầu nguồn lao động có chất lượng cao là điều tất yếu. Hơn nữa, vốn đầu tư vào lĩnh vực này thường không lớn trong mối quan hệ so sánh với các yếu tố khác như: vốn, công nghệ … thực tế là để chuẩn bị đầu tư cho một dự án phát triển mới hay một dây chuyền công nghệ mới, vốn thiết bị luôn được quan tâm hàng đầu vừa vì tầm quan trọng của nó, vừa vì chi phí lớn. Nhưng đối với nguồn nhân lực thường chuẩn bị dưới dạng chi phí thường xuyên.
Yếu tố kỹ thuật trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực không cao. Đơn giản là vì nhân lực và nguồn nhân lực chưa được xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá chính xác. Vì thế, hoạt động đầu tư này được quan tâm đầu tư trọng mọi doanh nghiệp. Để phát triển nguồn nhân lực, vốn đầu tư chủ yếu chi cho hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động. Tình hình vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực thể hiện qua bảng sau:
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Vốn đầu tư phát triển
nguồn nhân lực
Triệu đồng
180 250 360 400 500
2 Tốc độ tăng định gốc Lần _ 1,39 2 2,22 2,78
3 Tốc độ tăng liên hoàn Lần _ 1,39 1,44 1,11 1,25
Nguồn: tác giả tự tính toán dựa trên kết quả phỏng vấn
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực tăng liên tục qua các năm, từ 180 triệu đống năm 2004 tăng lên500 triệu đồng năm 2008, gấp 2,78 lần. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư vào nguồn lao động của công ty đang được quan tâm. Hình thức đào tạo chủ yếu của công ty là tự đào tạo và gửi đào tạo.
Trong đó hình thức tự đào tạo là biện pháp tích cực nhất trong các biện pháp phát triển nguồn nhân lực. Việc chủ động đào tạo sẽ tạo ra những người lao động có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu và thực sự gắn bó với công ty. Có thể coi đây là biện pháp cổ điển nhất nhưng cũng là biện pháp đem lại hiệu quả chắc chắn nhất. Mặt khác, đối với công nhân kỹ thuật và các cán bộ quản lý, công ty đã liên kết với các trường đại học, cơ quan, tổ chức đào tạo chuyên sâu đáp ứng các lĩnh vực kinh doanh của công ty. Đặc biệt, đối với một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn, công ty đã cử đi học nâng cao và bồi dưỡng để họ trở thành những chuyên gia trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, công ty còn có chính sách khuyến khích người lao động rất hợp lý, thường xuyên có các cuộc họp, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm và khen thưởng các thành viên có cống hiến cho công ty. Điều này tạo ra động lực rất lớn, giúp người lao động tích cực học tập, nâng cao tinh thần ý thức lao động, hết mình phục vụ vì sự phát triển của công ty.