Hiện nay, tại Công ty Vinashin Motor công tác hoàn thiện phương pháp lập dự án vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Công ty nói chung và phòng Dự án nói riêng chưa thiết lập được hệ thống các phương pháp có hệ thống. Các phương pháp mà công ty đang áp dụng để lập dự án là phương pháp phân tích, đánh giá, phương pháp dự báo và phương pháp so sánh. Khi các cán bộ lập dự án tiến hành lập một dự án nào đó thì đầu tiên các cán bộ sẽ được hướng dẫn cách làm một dự án như thế nào chứ không nói đến sử dụng phương pháp nào để lập dự án. Do đó, để nâng cao công tác lập dự án, cần phải lập một hệ thống các phương pháp lập dự án khoa học cao đối với từng loại dự án và từng nội dung trong mỗi dự án. Việc phân tích độ nhạy tại Công ty cũng chưa được đề cập đến trong phân tích khía cạnh tài chính dự án, do đó khó nhận biết sự thay đổi khi yếu tố trên thực tế thay đổi dẫn đến việc tinh toán không chính xác, hiệu quả chưa cao. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình biến đổi, nhiều thị trường mới hình thành và có nhiều biến động. Các biến cố như giá cả, lãi suất, tỷ giá, thuế suất…thường xuyên thay đổi theo những chiều hướng khác nhau, rất khó dự báo chính xác. Chúng ta có thể thấy qua ví dụ minh họa đã phân tích ở chương 1, người lập dự án không sử dụng phân tích độ nhạy trong quá trình lập dự án. Nên khi dự án đi vào hoạt động đã có một số vướng mắc do giá cả thị trường tăng lên. Giá nguyên vật liệu, giá thiết bị tăng lên dẫn đến chi phí xây dựng và
chi phí trang thiết bị tăng lên nhiều so với thời điểm lập dự án. Từ đó làm cho tổng vốn đầu tư ban đầu tăng lến so với thời điểm lập dự án và các chỉ tiêu phân tích tài chính IRR, NPV sẽ thay đổi theo hướng không tốt. Vì vậy, cần phải tính toán sự thay đổi của tổng mức đầu tư ban đầu ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án để dự án khi đi vào hoạt động không bị lãng phí chi phí cũng như không bị trượt giá quá mức. Việc xây dựng hệ thống các phương pháp lập dự án cần bổ sung thêm phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp toán xác suất cho phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty và của từng dự án. Từ đó, đảm bảo cho chất lượng dự án được nâng cao hơn nữa, dự án sẽ mang tính khoa học và tính khả thi cao.
• Phương pháp phân tích độ nhạy.
- Tăng hay giảm mỗi yếu tố đó theo cùng tỷ lệ % nào đó ( nếu phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố) hoặc tăng hay giảm đồng thời các yếu tố đó (nếu trong tình huống tốt, xấu khác nhau)
- Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả xem xét khi có yếu tố thay đổi.
- Đo lường tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố trên. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động tốt xấu, phát huy tác động tích cực đến sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét.
• Phương pháp toán xác suất.
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích, đánh giá dự án trong trường hợp có nhiều khả năng rủi ro. Bằng việc tính kỳ vọng toán của các biến cố có thể cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án có thể. Trong phân tích rủi ro, người ta thường xem xét tính toán 2 số đo cơ bản sau: giá trị kỳ vọng và độ lệch tiêu chuẩn.
EV = ∑ Pi × Xi
Trong đó:
EV : là giá trị kỳ vọng Pi : Xác suất biến cố i Xi : Giá trị biến cố i
Đối với công tác lập dự án đầu tư, giá trị kỳ vọng là các giá trị kỳ vọng của NPV (EVNPV), IRR (EVIRR). Đây là các chỉ tiêu càng lớn càng tốt, vì vậy dự án có giá trị kỳ vọng càng lớn càng dễ được chọn.
+ Độ lệch tiêu chuẩn
Để hiểu độ lệch tiêu chuẩn trước hết chúng ta nghiên cứu khái niệm phương sai. Khái niệm phương sai: Phương sai là một số đo cho biết kết quả mà chúng ta thu được khác với giá trị mong đợi như thế nào.
Phương sai: ∂2 = EV ( Xi - µ)2 ; µ là giá trị mong đợi, thường là giá trị kỳ vọng, hay : ∂2 = ∑ Pi ( Xi - µ )2