Hoàn thiện nội dung lập dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin (Trang 69 - 74)

Qua phần thực trạng công tác lập dự án tại Công ty đã trình bày phần trên, có thể thấy nội dung lập dự án được đề cập khá đầy đủ trong từng dự án nhưng cũng có nhiếu nội dung chưa được chú trọng, chưa chi tiết và thậm chí còn chưa được đề cập đến. Do đó, cần có giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn nữa những khía cạnh này.

Nghiên cứu khía cạnh thị trường.

Trong phân tích thị trường do chủng loại sản phẩm của dự án mà Công ty lập phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa ngành nghề của chính Công ty và Tập đoàn như sản xuất, lắp ráp động cơ xe máy, sản xuất phụ tùng xe máy, sản xuất công nghệ phụ trợ công nghiệp tàu thủy như sản xuất bình chứa gas, sản xuất thanh profile; dự án sản xuất ống gân HDPE phục vụ cho ngành công nghiệp và xây dựng.

Do vậy, trong phân tích thị trường, Công ty thường tập trung nghiên cứu, xem xét đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường; khả năng cạnh tranh, đặc tính ưu việt so với các sản phẩm cùng loại…Song các nghiên cứu này vẫn chỉ là nghiên cứu sơ bộ, không theo trình tự cụ thể nào, nội dung nghiên cứu còn chưa nhiều. Và đặc biệt trong tất cả các dự án Công ty đã lập không thấy đề cập đến các đối thủ cạnh tranh về các sản phẩm của dự án. Còn các khía cạnh tiếp thị, khuyến thị, quảng cáo…thì hầu như không được đề cập đến. Do đó, trong thời gian tới Công ty nên nâng cao công tác cho nghiên cứu thị trường của dự án như: cần phải lập ra một đội ngũ cán bộ chuyên trách về phân tích thị trường, có như vậy thì việc phân tích được đầy đủ, chuyên môn hóa hơn và hiệu quả hơn. Chú trọng hơn nữa đến việc thu thập dữ liệu thông tin, tìm hiểu tình hình thực tế tại vùng mà dự án thực hiện, tích cực khai thác mọi thông tin cần thiết có thể từ các phương tiện sách, báo, Internet, thông tin doanh nghiệp khác. Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này. Cần phân tích một cách kỹ càng, tỷ mỉ các dữ liệu có được từ nghiên cứu thị trường để có được thông tin sát thực nhất vào các nội dung trong dự án. Bên cạnh đó, cần mở rộng thêm khía cạnh nghiên cứu thị trường như là nghiên cứu các đôi thủ cạnh tranh, dự tính khi có biến cố xảy ra.

Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật.

Các dự án được lập tại Công ty đa số là các dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhà máy sản xuất động cơ, phụ tùng xe máy, nhà máy sản xuất công nghệ phụ trợ công nghiệp tàu thủy. Do đó, đòi hỏi về mặt kỹ thuật, dây chuyền công nghệ khá

phức tạp, hiện tại. Đây là phần được Công ty tập trung phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, một số nội dung ở từng dự án khác nhau tiến hành phân tích chưa đầy đủ như nội dung xác định hiện trạng khu đất, các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật…Do đó, đòi hỏi cán bộ không những có tri thức, trình độ chuyên môn mà còn có kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu giám sát thi công lắp đặt mới có thể tiến hành phân tích đầy đủ. Đội ngũ cán bộ phân tích kỹ thuật chủ yếu là ở phòng Xây dựng tại công ty nhưng vẫn còn thiếu khá nhiều đặc biệt là cán bộ kỹ thuật giỏi. Do đó, giải pháp hoàn thiện cho nội dung này bao gồm:

Tăng cường số lượng cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực kỹ thuật. Bổ sung thêm đội ngũ kỹ sư khảo sát, kỹ sư kỹ thuật để tiến hành phân tích các nội dung kỹ thuật đầy đủ, chính xác hơn. Tích cực cử cán bộ trẻ tham gia lập dự án bên cạnh các cán bộ có kinh nghiệm để học hỏi và sát với thực tiễn.

Cần bổ sung thêm một số giải pháp nữa có tác dụng rất lớn đối với phân tích kỹ thuật đó là quá trình phân tích đưa nhiều phương án kỹ thuật để lựa chọn. Với mỗi phương án cần tính toán một cách cụ thể ảnh hưởng của các yếu tố khách quan có thể xảy ra. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục, phòng ngừa. Qua đó làm tăng thêm uy tín cho công ty, tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường, tăng cao lợi nhuận.

Nếu phân tích kỹ thuật tiến hành tốt sẽ giúp loại bỏ được các phương án không khả thi về mặt kỹ thuật là tiền đề cho bước nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu tài chính dự án đầu tư.

Nghiên cứu khía cạnh tài chính.

Đây là nội dung được Công ty tiến hành phân tích tương đối đầy đủ, chi tiết. Có thể nói đây là nội dung quan trọng nhất trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư. Phân tích tài chính dự án đầu tư là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà đây là nội dung được cán bộ lập dự án rất quan tâm. Nhưng công ty mới

chính xác tính khả thi của dự án. Đó chính là điểm yếu của Công ty nên công ty cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu quan trọng khác như: chỉ tiêu lợi ích- chi phí (B/C); vòng quay vốn lưu động, điểm hòa vốn….để đảm bảo tính khả thi cho dự án. Bên cạnh đó, một nội dung không kém phần quan trọng mà Công ty chưa đề cập đến trong phân tích tài chính đó là đánh giá độ an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Do đó, trong thời gian tới Công ty nên bổ sung nội dung này trong phân tích tài chính dự án.

Để phần phân tích khía cạnh tài chính được hoàn thiện hơn, các cán bộ lập dự án nên phân tích dự án trong trường hợp có tính đến trượt giá và lạm phát. Trong thực tế, đây là hai yếu tố thường xuyên xảy ra và có ảnh hưởng rõ rệt. Vì vậy, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong hai trường hợp trên là rất cần thiết, nó sẽ nâng cao độ chính xác và tin cậy cho một dự án khi đưa vào thực tế, giúp chủ đầu tư biết ứng phó kịp thời trong các tình huống xấu có thể xảy ra.

Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội.

Đa số các dự án tại Công ty trong thời gian qua đều được thực hiện tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương. Do đó, nội dung phân tích khía cạnh kinh tế xã hội dự án rất hạn chế, chỉ được đề cập một cách tổng quát đến vấn đề tạo việc làm cho lao động địa phương và đóng góp cho ngân sách xã hội mà chưa thực sự đưa ra những con số ước lượng chính xác, cụ thể, chưa lượng hóa được các tác động về thu nhập, việc làm, của những người có liên quan đến dự án. Vì vậy, trong công tác lập dự án Công ty cần nghiên cứu phân tích kỹ hơn về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu khi phân tích hiệu quả kinh tế xã hội để đánh giá bao gồm một số chỉ tiêu như:

• Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước.

+ Tổng số tiền thuế và các loại lệ phí nộp cho ngân sách Nhà nước. + Mức đóng góp tiền thuế và lệ phí trung bình cho một đồng vốn đầu tư. • Mức đóng góp giải quyết việc làm, bao gồm.

+ Số công nhân được sử dụng cho dự án

+ Mức thu nhập bình quân cho một công nhân trong một đơn vị thời gian (tháng, năm).

• Hiệu quả do rút ngắn thời gian xây dựng so với quy định trong hợp đồng ( nếu có) nhưng tính toán theo góc độ lợi ích toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

+ Hiệu quả do sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, do đó sớm thỏa mãn nhu cầu của xã hội và của sản xuất xã hội.

+ Giải quyết công ăn việc làm do sớm đưa dự án vào hoạt động.

+ Hiệu quả do giảm bớt thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư của chủ đầu tư và của tổ chức xây dựng…

• Giá trị sản phẩm gia tăng (giá trị gia tăng thuần túy NVA) : là chênh lệch giữa giá trị sản phẩm đầu ra và giá trị sản phẩm đầu vào. Chỉ tiêu này phản ánh sự đóng góp của dự án đối với sự tăng trưởng của quốc gia. Công thức tính toán như sau:

NVA = O – ( MI + I ) Trong đó:

NVA : là giá trị gia tăng thuần túy do dự án đem lại. O : là giá trị đầu ra của dự án

MI : là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên dây ( như năng lượng, nhiên liệu, bảo dưỡng…)

Chỉ tiêu này có thể tính cho từng năm của đời dự án, hoặc cả đời dự án và tính bình quân năm của đời dự án. Để tính cho một năm, ta dùng công thức sau:

NVAi = Oi – ( MIi + Di) Trong đó:

Di : khấu hao năm i (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tính cho cả đời dự án, chúng ta dùng công thức sau: NVA = ∑ NVAi = ∑ ( O- MI ) ipv - Ivo

Trong đó: Ivo là giá trị vốn đầu tư đã quy chuyển về đầu thời kỳ phân tích.

• Bên cạnh đó, cần đưa ra các phương án và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của lao động địa phương có dự án được lập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên công trường xây dựng như: thu gom phế thải của các công trình, xử lý nước và hệ thồng nước thải….

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin (Trang 69 - 74)