Đây là nội dung được cán bộ lập dự án tập trung phân tích khá kỹ lưỡng và chi tiết. Các dự án tại Công ty chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất, do đó việc nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ, dây chuyền công nghệ đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, khá phức tạp nên được tập trung khá nhiều. Bên cạnh đó, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật còn bao gồm các nội dung như: quy mô xây dựng, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, các giải pháp quy hoạch, kiến trúc kỹ thuật, giải pháp xây dựng…Cụ thể như sau:
a) Quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng công trình
• Thông thường trong nội dung này, người lập dự án chỉ trình bày về quy mô dự án đó là diện tích đầu tư. Ví dụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xe máy” thì diện tích đầu tư là 2,0269 ha ,hay là dự án “ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite” thì diện tích đầu tư là 60.000 m2.
Nhìn chung, trong nội dung này người lập dự án không tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng mà chỉ cung cấp những thông tin chung về quy mô của dự án.
• Lựa chọn hình thức đầu tư.
Do các dự án của Công ty đều là các dự án đầu tư0 xây dựng công trình nhà máy sản xuất nên ở các dự án mà Công ty lập đều lựa chọn hình thức đầu tư xây dựng mới 100%, đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết được duyệt.
• Địa điểm xây dựng công trình
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dự án. Quyết định lựa chọn địa điểm cho dự án là một quyết định có tầm quan trọng trong chiến lược, nó có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng. Do đó địa điểm thực hiện luôn có sẵn trước khi Công ty tiến hành nhiệm vụ lập dự án.
Nhận thấy, Hải Dương là một trong những thành phố có kinh tế phát triển đặc biệt khu công nghiệp Lai Vu- Huyện Kim Thành- tỉnh Hải Dương là nơi có vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội khá thuận lợi cho việc thực hiện các dự án. Do đó, các dự án đầu tư tại Vinashin Motor đều được xây dựng tại khu công nghiệp này. Trong nội dung này, người lập dự án đã trình bày một số căn cứ để quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng như lọi thế về vị trí địa lý giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi, lợi thế sẵn có về thị trường đầu vào ( như lao động, nguyên vật liêu, hạ tầng cơ sở, ưu
b) Giải pháp công nghệ và lựa chọn công nghệ nhà máy.
Đây là nội dung được trình bày khá kỹ lưỡng trong quá trình lập dự án. Thông thường trong nội dung này, người lập dự án sẽ trình bày các phương án lựa chọn công nghệ, lựa chọn nhà cung cấp công nghệ, lựa chon chủng loại và công suất thiết bị. Tuy nhiên không phải tất cả các dự án đều trình bày đầy đủ các nội dung nói trên. Nhưng đa số nội dung này được cán bộ lập dự án đề cập khá chi tiết trong từng dự án cụ thể. Lựa chọn công nghệ tốt, phù hợp cũng là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình lập dự án, nó quyết định đến việc sản xuất sản phẩm của dự án.
Ví dụ như trong dự án “ Xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ xe máy” người lập dự án cũng trình bày khá chi tiết về quy trình công nghệ bao gồm quy trình lắp ráp động cơ xe máy, quy trình sản xuất khung xe, quy trình sản xuất vành xe, quy trình sản xuất nhựa, quy trình sản xuất, lắp ráp giảm sóc; quy trình sản xuất yên….Tất cả đều được sản xuất, lắp ráp ở trong nước cùng với công nghệ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Nhìn chung, nội dung về lựa chọn công nghệ nhà máy của hầu hết các dự án đều được nghiên cứu kỹ và được cán bộ lập dự án trình bày khá đầy đủ và chi tiết trong mỗi dự án đầu tư.
c) Các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật..
Nội dung này được cán bộ lập dự án tại Công ty trình bày khá chi tiệt cụ thể nhất là giải pháp về kỹ thuật. Tuy nhiên khi phân tích các giải pháp này cán bộ lập dự án không tách riêng theo từng nội dung quy hoạch, kiến trúc và xây dựng mà tiến hành phân tích theo từng hạng mục công trình của dự án. Tương ứng với từng hạng mục công trình chính sẽ có giải pháp cụ thể về kết cấu xây dựng và kiến trúc.
Còn riêng giải pháp về kỹ thuật được phân tích cụ thể đối với từng dự án. Đây là một nội dung rất quan trọng và luôn luôn có trong BCNCKT ở các dự án của Công ty. Nội dung này sẽ do cán bộ chuyên trách tại phòng Xây dựng nghiên cứu sau đó cán bộ lập dự án sẽ trình bày vào BCNCKT của mình. Các giải pháp kỹ thuật chủ yếu là các giải pháp về : hệ thống điện tiêu thụ, nguồn nước, hệ thống giao thông vận tải- thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước thải, phòng cháy chữa cháy, nhiên liệu..Ở nội
dung các giải pháp về kỹ thuật là một nội dung mà hầu như các dự án đầu tư nào cũng được cán bộ lập dự án nghiên cứu trình bày cụ thể trong dự án đầu tư. Tuy nhiên một số dự án thì trình bày hết các giải pháp về kỹ thuật nhưng có một số dự án chỉ trình bày một số nội dung chính, còn một số dự án thì trình bày khá sơ sài, chung chung. Ví dụ như dự án ‘ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp động cơ xe máy’’ cán bộ lập dự án trình bày rất chung chung : giải pháp về kiến trúc, xây dựng theo yêu
cầu chung của khu công nghiệp. Còn giải pháp về kỹ thuật thì chỉ đề cập đến yêu cầu
về vệ sinh môi trường sơ bộ như sau :
Đảm bảo thông thoáng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cứu hoả.
Dự án của nhà máy không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại, không gây ồn ào, nước thải được xử lý qua hệ thống lọc trước khi thoát ra đường ống thoát nước chung.
Diện tích cây xanh bóng mát sẽ được trồng một cách hợp lý, hài hoà.
Xử lý chất thải rắn và lỏng theo quy định bằng phương pháp tiên tiến không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
Đảm bảo ánh sáng tự nhiên, ánh sáng điện cho nhà xưởng và nhà làm việc. Đảm bảo các quy định về môi trường theo luật pháp quy định.
Dự án không hề đưa ra các giải pháp kỹ thuật về hệ thống cung cấp điện, nước, giao thông liên lạc…
Nhưng bên cạnh đó, dự án ‘’ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng composite’’ lại được cán bộ lập dự án trình bày khá chi tiết, đầy đủ cả về giải pháp kỹ thuật bao gồm các giải pháp về điện tiêu thụ nhà máy, nguồn nước, hệ thống giao thông vận tải- thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước thải, nhiên liệu. Cụ thể từng nội dung này sẽ được trình bày chi tiết trong ví dụ minh họa phần sau.
d) Đánh giá tác động môi trường của dự án.
dung này, cán bộ lập dự án sẽ đánh giá tác động môi trường đối với dự án qua 3 giai đoạn : giai đoạn xây lắp, sản xuất, và giai đoạn sau chế tạo để từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp khắc phục như giải pháp xử lý các chất phế thải, giải pháp phòng cháy chữa cháy.
Sau khi đánh giá được sự tác động của việc thực hiện dự án đến môi trường xung quanh, cán bộ lập dự án đã trình bày về các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhìn chung thì ở nội dung này công ty đã thực hiện đầy đủ và chi tiết.