Giải pháp hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần LICOGI 13 (Trang 81 - 84)

Trong tất cả các nhân tố tác động đến kết quả của hoạt động tham dự thầu thì chất lượng HSDT vẫn là nhân tố có ảnh hưởng quyết định nhất. Do đó, khi đề xuất biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu thì không thể không chú ý tới các giải pháp nâng cao chất lượng HSDT. Để có một bộ HSDT khả thi cần chuẩn bị tốt cả về mặt nội dung và hình thức

- Về hình thức: cần có phương pháp sắp xếp các giấy tờ có liên quan, trình bày thông tin cần thiết một cách đầy đủ, rõ rang và khoa học, tránh gây khó khăn cho bên mời thầu trong việc chấm điểm HSDT

- Về nội dung: HSDT cần trình bày đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của HSMT và các văn bản pháp quy có liên quan. Đặc biệt chú ý tới việc tính giá dự thầu. Theo kết quả thống kê, đa số các công trình trượt thầu đều xuất phát từ nguyên nhân giá dự thầu cao hơn nhà thầu khác. Từ đó giải pháp khắc phục chính là cần điều chỉnh lại giá dự thầu, bắt đầu từ các yếu tố cấu thành nên chi phí thực hiện gói thầu.

Giá dự thầu của một gói thầu bao gồm các mảng chi phí lớn sau : - Chi phí nguyên vật liệu

- Chi phí nhân công - Chi phí máy móc thiết bị

Trên cơ sở đó, giải pháp được đưa ra dựa trên việc tính toán, điều chỉnh chi phí của từng mảng sao cho hợp lý, tối ưu nhất

Trước khi tiến hành lập HSDT cần nghiên cứu giá cả nguyên vật liệu tại địa phương nơi công trình sẽ được thi công. Cần đảm bảo chắc chắn về nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong quá trình thi công nếu thắng thầu. Chi phí nguyên vật liệu cấu thành nên giá dự thầu sẽ được tính theo giá nguyên vật liệu dự tính tại địa phương trong thời gian thi công công trình.

Thông thường các nguyên vật liệu mua về thường là nguyên vật liệu thô, chưa qua xử lý. Việc tiến hành gia công và vận chuyển đến chân công trình cũng góp phần làm gia tăng giá thành nguyên vật liệu đầu vào một cách đáng kể. Do đó, việc đưa ra giải pháp để hạ chi phí này xuống mức thấp nhất có thể cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Một trong những giải pháp được đưa ra là tổ chức gia công và xử lý nguyên vật liệu thô ngay tại công trường để giảm chi phí vận chuyển.

Đối với máy móc thiết bị và lao động :

Cần tính toán, so sánh giữa các phương án đi thuê máy móc và lao động tại địa phương với phương án di chuyển các nguồn lực này từ công ty đến công trường. Phương án nào có chi phí thấp nhất sẽ là phương án tối ưu.

Về lâu dài, đối với máy móc thiết bị cần cân nhắc một số vấn đề sau :

- Đối với một số máy móc thiết bị còn có thể cải tiến, nâng cao công nghệ hiện tại ( máy trộn vữa, máy trộn bê tông, máy ép cọc...) thì chỉ cần mua linh kiện để thay thế và lắp ráp

- Đầu tư mới vào các thiết bị có tính chất quan trọng, quyết định phần lớn giá trị công trình và phải được sử dụng thường xuyên : máy đầm đất, máy phát hầm...

- Cần cân nhắc mua hay thuê ngoài đối với các thiết bị có công nghệ thay đổi liên tục và được sử dụng ít.

- Có kế hoạch quản lý chặt chẽ việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định. - Đối với việc hạch toán giá dự thầu, cán bộ quản lý giá có nhiệm vụ : - Dự toán chính xác giá cho từng phần riêng của gói thầu

- Dự báo về các chi phí cho từng phần lựa chọn khác nhau - Lập kế hoạch chi phí

Một vấn đề nữa trong HSDT mà có thể là một trong các nguyên nhân gây ra thất bại của công ty, đó là phần trình bày khả năng ứng vốn. Đối với LICOGI 13, dường như đây là một chi tiết thể hiện hạn chế về mặt năng lực tài chính, mà vấn đề này đối với chủ đầu tư và bên mời thầu sẽ có ảnh hưởng một phần đến việc cân nhắc giao thầu. Bởi lẽ, một nhà thầu có khả năng ứng vốn bằng 0 thì không có gì đảm bảo công trình anh ta thi công không bị gián đoạn giữa chừng vì thiếu vốn. Khắc phục vấn đề này chính là nâng cao năng lực tài chính của công ty.

Trước hết, cần phân tích doanh thu của các năm trước để dự báo doanh thu năm tiếp theo. Việc này có thể tiến hành dựa vào việc sử dụng công cụ phân tích và dự báo Analysis thuộc chức năng Tools trong Excel. Từ doanh thu dự kiến ta sẽ dự báo nguồn vốn cần huy động cho năm đó theo phương pháp tỷ lệ doanh thu. Sau khi xác định được tổng mức vốn cần huy động, ta sẽ phân bổ nhu cầu vốn cần tăng thêm. Các giải pháp có thể đề xuất để nâng cao năng lực tài chính của công ty trong thời gian tới như sau :

Thứ nhất, công ty cần tích cực huy động vốn từ các nguồn khác nhau : các ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư phát triển, vốn tự có, vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên...

Thứ hai, xây dựng và mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tài chính tín dụng Thứ ba, tăng cường kinh doanh thêm các lĩnh vực phụ trợ cho xây dựng tạo thêm nguồn thu.

Thứ tư, tham gia liên danh, liên kết để tăng khả năng tài chính và tăng sức cạnh tranh, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, cách quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.

Thứ năm, tranh thủ sử dụng vốn của đối tác, khách hàng. Thứ sáu, đẩy nhanh quá trình thanh, quyết toán vốn.

Thứ bảy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách nâng cao tay nghề lao động, đảm bảo tiến độ thi công, đảm bảo nguồn vốn đối ứng, quản lý tốt nguồn lợi nhuận sau thuế, đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị, nhân sự và lĩnh vực kinh doanh phụ trợ.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần LICOGI 13 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w