ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNGPHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CAO SU VÀ CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY MACHINCO

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su và cà phê của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng (Trang 57 - 60)

HÀNG CAO SU VÀ CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY MACHINCO

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty Machinco ở trên ta có thể nhận thấy hoạt động này ở Công ty Machinco nhìn chung còn chưa được thực hiện tốt. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố chưa tốt, trong những năm qua hoạt động phát triển thị trường xuất

khẩu đã đạt được một số kết quả tích cực :

Thư nhất : Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu giúp cho hoạt động xuất khẩu của Công ty phát triển cả về chất và lượng qua các năm. Nhờ hoạt động này, thị trường xuất khẩu của Công ty đối với hai mặt hàng cao su và cà phê từ lúc ban đầu mới có thị trường Trung Quốc và Nga nay đã vươn ra một số thị trường khác như Ucraina, Thổ Nhĩ Kỳ, ….Kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này tuy chưa cao nhưng tăng đều đặn qua hàng năm và là cơ sở quan trọng để tăng trưởng trong những năm tiếp theo.

Thứ hai : Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng cao su và cà phê giúp cho Công ty đánh giá được chất lượng và hiệu quả của hoạt động này trong thời gian qua. Từ đó, có thể đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu nói chung cho tất cả các mặt hàng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Như đã nói ở trên, hiện nay hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu ở Công ty Machinco vẫn được đánh giá là yếu kém. Lý do cơ bản giải thích cho sự yếu kém này là việc Công ty mới bắt đầu tham gia vào hoạt động xuất khẩu trong một vài năm gần đây, nguồn lực kinh doanh của Công ty có hạn nên thiếu sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người cho hoạt động phát triển thị trường. Hơn nữa các hoạt động của Công ty tập trung nhiều vào hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài nên thiếu sự đầu tư cụ thể, chưa có các hoạt động mang tính chiến lược lâu dài cho hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu. Những yếu kém còn tồn tại trong hoạt động này của Công ty có thể đề cập dưới các góc độ sau đây :

Thứ nhất : Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu và khả năng phát triển của doanh nghiệp trên từng thị trường trong thời gian qua chưa được Công ty quan tâm đầu tư đúng mức làm hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu nói chung và hai mặt hàng cao su, cà phê nói riêng. Hoạt động

nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu được thực hiện nhưng chủ yếu tập trung vào tìm kiếm các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá.

Thứ hai : Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty chưa được xác định cụ thể và theo chiều nào. Việc phát triển thị trường xảy ra tự phát tuỳ theo mối quan hệ và hình thức mua bán với các đối tác và bạn hàng. Hoạt động xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu chưa tốt, Công ty hiện vẫn chưa có các chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu cho mình trong thời gian dài hạn. Hàng năm, Công ty chỉ xây dựng các kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu nhưng chủ yếu là kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Thứ ba : Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty còn rất ít, chỉ tập trung vào hai mặt hàng cơ bản là cao su và cà phê. Các mặt hàng này là các mặt hàng nông sản xuất khẩu và rất nhiều công ty trong nước khác cũng tham gia vào hoạt động xuất khẩu hai loại hàng hoá này dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thị trường xuất khẩu. Hơn nữa, các mặt hàng xuất khẩu cao su và cà phê doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức mua đứt bán đoạn từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước dẫn đến chất lượng các mặt hàng này khó được kiểm soát và hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm khó được thực hiện.

Thứ tư : Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mới theo chỉ tiêu khách hàng mới và khu vực địa lý mới chưa được thực hiện tốt. Thị trường xuất khẩu của công ty ít có sự thay đổi trong nhiều năm vừa qua và tập trung chủ yếu ở thị trường Trung Quốc và Nga. Một số thị trường lớn trên thế giới và có nhu cầu rất lớn về mặt hàng cao su, cà phê như thị trường Mỹ, EU, Nam Mỹ,…Công ty chưa có các hoạt động để xâm nhập và phát triển ở các thị trường này.

Thứ năm : Hoạt động phát triển thị trường theo chiều rộng của Công ty như các biện pháp mở rộng mạng lưới kinh doanh ở các thị trường chủ chốt

được tiến hành chậm chạp, hàng năm chỉ bổ sung được một số luợng ít đối tác mới, tốc độ phát triển các khách hàng mới của thị trường không cao kéo theo khối lượng hàng hoá xuất khẩu cũng tăng chậm và doanh thu không cao qua từng năm. Hoạt động phát triển thị trưòng theo chiều sâu như tăng cường các biện pháp kinh doanh ( hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng,…) tuy được Công ty chú trọng trong thời gian gần đây nhưng tương xứng so với tiềm lực của Công ty và yêu cầu của việc phát triển thị trường thực tế. Hàng năm chi phí cho hoạt động phát triển thị trường còn khiêm tốn và mức độ đầu tư tăng chậm qua từng năm.

Tóm lại, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hiện nay của Công ty Machinco còn tương đối yếu kém , chưa đem lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải đầu tư hơn nữa trên mọi phương diện để có thể phát triển hoạt động này ngày càng tốt hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su và cà phê của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng (Trang 57 - 60)