Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bảy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên II (Trang 54 - 59)

4. Phạm vi nghiên cứu

4.2.Một số kiến nghị:

a) Về phía doanh nghiệp:

Thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất đã cũ và lạc hậu, cần được nâng cấp dần, mua những công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đầu tư phát triển kỹ thuật sản xuất theo hướng quy mô lớn, tự động hóa cao.

Về sản xuất, cần đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến để phát huy và vượt công suất thiết kế; triển khai các đề tài nghiên cứu tận dụng nhiệt thải lò nung để sản xuất điện, tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên, nhiên liệu cho ngành Xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả đầu tư và đảm bảo môi trường, tăng sức cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại trong nước khu vực, tiến tới xuất khẩu xi măng ra thị trường quốc tế.

Để tăng doanh thu, công ty có thể mở rộng chính sách bán chịu, tăng cường công tác quản lý và theo dõi sát sao, hiệu quả các khoản phải thu để tránh tình trạng cấp tín dụng cho đối tượng không đủ tiêu chuẩn cấp tín dụng của công ty, không thu hồi được các khoản nợ. Xây dựng mô hình 6C (tiêu chuẩn cấp tín dụng cho khách hàng):

Tư cách người vay: Xác định rõ mục đích vay của khách hàng, nó có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của công ty không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ của khách hàng đối với khách hàng cũ.

Năng lực của người vay: Đối với cá nhân dưới 18 tuổi không đủ tư cách ký hợp đồng mua bán, đối với doanh nghiệp phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành...

Thu nhập của người vay: Trước hết phải xác định nguồn trả nợ của người vay, sau đó phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đó thông qua các tỷ số tài chính.

Bảo đảm tiền vay: Đây là điều kiện thứ để công ty cấp tín dụng cho khách hàng của mình, và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho công ty

Các điều kiện. Kiểm soát.

Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ, ở những thị trường đang có nhu cầu xây dựng. Thông qua hệ thống công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó công ty có thể thu thập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng đối với công ty.

Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng có số lượng lớn, hay thường xuyên, có khoảng cách xa.

Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng (tiêu thụ qua kênh đại lý, xây dựng hệ thống nhiều cửa hàng phân phối của riêng công ty).

Công ty nên tổ chức riêng hẳn một phòng marketing phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường. Đây là nhu cầu cấp bách của công ty để xây dựng được chính sách giá cả, chính sách quảng bá chào hàng của công ty trên thị trường. Đó cũng là cơ sở để công ty đưa ra mức giá cạnh tranh, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và thu được lợi nhuận cao hơn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong cơ chế kinh tế thị trường khốc liệt hiện nay.

Việc tuyển dụng của công ty phải do phòng nhân sự đảm nhận và phải đảm bảo bình đẳng, và công khai, lựa chọn được nhân viên có chuyên môn, tay nghề tốt.

Công ty nên có chính sách thu hút và đãi ngộ đối với những người có tài, năng động, sáng tạo.

Ban lãnh đạo công ty phải gần gũi, thân thiện với công nhân, nhân viên. Tạo một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái

Ban lãnh đạo công ty phải chăm lo, quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động ví dụ như: cuối mỗi quý sẽ có khen thưởng cho công nhân viên, hay tổ chức các buổi giao lưu, văn nghệ, liên hoan, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên…như vậy sẽ là động lực để người lao động thi đua lao động, sản xuất.

Bên cạnh ban lãnh đạo công ty còn phải lắng nghe, trưng cầu lấy ý kiến, nguyện vọng của người lao động.

Để đạt kết quả tốt hơn công ty cần phải có giải pháp về trình độ nguồn nhân lực, Xây dựng đồng bộ lực lượng lao động có đủ trình độ quản lý, vận hành các cơ sở sản xuất hiện đại, hoạt động trong nền kinh tế thị trường hội nhập.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại. Nhất là công tác đào tạo nội bộ.

+ Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, phát động các phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,…

+ Đẩy mạnh việc ứng dụng tin học vào quản lý hành chính: Tổ chức hệ thống mạng (máy tính) từ trung tâm đến các cơ sở.

+ Không ngừng khai thác tốt và phát huy lợi thế về năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cần phải kết hợp với việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

+ Xúc tiến việc ký kết hợp đồng, dự án mời thầu được xét duyệt thuận lợi, hồ sơ xét duyệt được hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

+ Ban lãnh đạo của công ty cần có sự giải đáp kịp thời đối với mọi thắc mắc, tin đồn cho công nhân viên tránh gây ảnh hưởng không tốt cho công ty. Tôn trọng, lắng nghe, lấy ý kiến của công nhân viên.

Hoạt động sản xuất của công ty phải đi cùng với việc bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của người lao động cũng như dân cư trong vùng.

Đầu tư, mua thiết bị công nghệ dây chuyền sản xuất mới, hiện đại thay thế cho những tiết bị công nghệ dây chuyền sản xuất đã cũ và lạc hậu, để tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, giảm nhân công lao động.

Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Hiện nay, công ty nói riêng và ngành sản xuất xi măng của Việt Nam nói chung không còn được bảo hộ với mức thuế quan nhập khẩu khá cao nữa. Trong xu thế toàn cầu hóa, công ty cần mở rộng thị trường, thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn giá cả xi măng trên phạm vi toàn quốc tăng doanh thu và đặc biệt cần thiết phải cắt giảm chi phí xuống để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng ngành.

b) Về phía nhà nước:

Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho ngành hàng xi măng để công ty có cơ sở xác định cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có các biện pháp thích hợp.

Nhà nước cần tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm bớt những thủ tục rườm rà, không đáng có trong việc xin giấy phép đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà nước cần xây dựng và thực hiện những chính sách giúp kích cầu cho ngành hàng xi măng chẳng hạn như kích cầu xi măng, bằng cách cho phát triển hệ thống giao thông bằng bê tông xi măng và cải tiến quy trình cấp phép xây dựng nhằm rút ngắn thời gian xin cấp phép, đơn giản hoá thủ tục chuyển nhượng dự án.

Trước tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ suy thoái, và năm 2009, sẽ có nhiều nhà máy xi măng của Việt Nam hoàn thành và đi vào sản xuất sẽ làm cho cung vượt cầu. Trước tình hình này, chính phủ nên có giải pháp là đưa xi măng về thị trường nông thôn, hãy mang sắt thép, xi măng và các loại vật tư khác về xây dựng đường sá, đê kè, cấu cống cho khu vực nông thôn.

Đề nghị nhà nước trước mắt chỉ đạo đối với các ngành điện, than, vận tải…không tăng giá hàng và dịch vụ. Đề nghị đưa than vào mặt hàng bình ổn giá để chính phủ điều hành đồng bộ cùng với các mặt hàng trọng yếu => Có như vậy giá xi măng trong nước mới được ổn định, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Để bình ổn thị trường xi măng, cân đối cung- cầu năm 2009, Thủ tướng Chính Phủ cần có chính sách hợp lý trong việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu như điện, than cho ngành xi măng; cho phép ngành xi măng được lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu để bù đắp chi phí ban đầu trong qúa trình tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhằm ổn định sản xuất.

Bộ tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên 2 nói riêng.

Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: tuy chiếm tỷ trọng không cao trong các khoản phải thu của công ty nhưng nếu không được hoàn thuế kịp thời thì sẽ gây ra sự lãng phí trong khi công ty vẫn phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao.

Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để công ty có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dể dàng huy động vốn khi cần thiết.

Tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có thể nhập khẩu thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

PHẦN KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế đã và đang mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới, song hành cùng những khó khăn và thử thách trên tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là các ngành sử dụng nguyên liệu đầu vào bằng xăng, dầu gặp nhiều trở ngại lớn. Dẫn đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, trong số đó phải nhắc đến rủi ro kinh doanh vì đây là rủi ro mà các doanh nghiệp thường gặp phải khi nền kinh tế bất ổn, giá cả hàng hóa không ổn định, năm 2008 là năm mà nền kinh tế toàn cầu ở trạng thái cung lớn hơn cầu thì sẽ có nhiều khó khăn cho doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hóa của mình. Dù trong nền kinh tế không mấy khả quan như vậy, nhưng đi vào phân tích ta thấy doanh thu bán hàng của công ty vẫn cao và liên tục tăng qua các năm, năm 2006 doanh thu đạt 1.030 triệu đồng, năm 2007 doanh thu đạt 1.076 triệu đồng, năm 2008 doanh thu đạt 1.259 triệu đồng. Để làm được điều đó là nhờ vào sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám Đốc, cũng như tinh thần đoàn kết, ý chí và lòng quyết tâm của toàn thể Cán bộ, Công Nhân Viên công ty, đã cùng nhau đưa công ty vươn lên ngay cả trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động, để công ty có chỗ đứng trên thị trường như ngày hôm nay, tạo việc làm, cải thiện, và nâng cao đời sống cho người lao động, cho dân cư trong vùng, đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước.

Bên cạnh những thành quả mà công ty đã đạt được trong 3 năm báo cáo 2006, 2007,2008 khi đi vào tình hình cụ thể ta thấy:

(1) Chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động của hai sản phẩm Clinker và Xi Măng liên tục có sự tăng lên và sụt giảm bất thường. (2) Tác động của DOL lên sự thay đổi của EBIT là rất lớn cụ thể là: đối với sản phẩm Clinker DOL = -25 (năm 2006) nên tác động của DOL lên EBIT cao tới 1.225% còn năm 2007, DOL = 4 nên tác động của DOL lên EBIT giảm xuống còn 288%. Còn đối với sản phẩm Xi măng thì DOL = 2,2 (năm 2006) nên tác động của DOL lên EBIT cao 108% còn năm 2007, DOL = 3,3 nên tác động của DOL lên EBIT là 115%. Điều đó nói lên vai trò khuyếch đại lợi nhuận (thua lỗ) của DOL lên EBIT ( DOL 2006 của sản phẩm clinker cao nên khi sản lượng tiêu thụ của công ty chưa vượt qua sản lượng hòa vốn thì DOL cao nên nó khuyếch đại sự thua lỗ, tác động của DOL lên EBIT là lớn nhất. Đối với sản phẩm Xi măng thì DOL năm 2007 là cao nhất trong 3 năm nên khi sản lượng tiêu thụ của công ty vượt qua mức sản lượng hòa vốn thì DOL có vai trò khuyếch đại lợi nhuận, tác động của DOL lên EBIT là lớn nhất.

Bên cạnh đó (2) Công ty đầu tư tập trung quá nhiều vào tài sản cố định mà không đầu tư dàn trải nên sẽ có ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm.

(3) Tình hình sử dụng và quản lý chi phí của công ty có hiệu quả.….Vì thế, công ty cần phát huy những gì đã đạt được: (1) Tính toán và lựa chọn một kết cấu chi phí cho phù hợp hơn. (2) Sử dụng nguồn nhiên liệu than thay thế nguồn nhiên liệu xăng, dầu đang khan hiếm. (3) Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để có thể hạ chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất, giúp cho giá thành sản phẩm của công ty thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng và uy tín của công ty, có như vậy sản phẩm của công ty mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Và điều quan trọng hơn hết là phải thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo thị trường trong ngắn hạn và dài hạn. Để trong thời gian tới, trong tương lai quy mô thị trường của công ty không ngừng mở rộng, thương hiệu của công ty không chỉ ngày càng được nâng cao và khẳng định ở trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

o PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc 2007. Phân tích hoạt động kinh doanh. TPHCM: NXB tài chính.

o Nguyễn Hải Sản – Hoàng Anh 2003. Quản trị tài chính. TPHCM: NXB thống kê.

o Thạc sĩ: Trần Ngọc Thơ. 2003. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. TPHCM: NXB thống kê.

o Thạc sĩ Huỳnh Văn Lợi 2003. Kế toán quản trị. TPHCM: NXB thống kê.

o Các bài luận văn của các anh chị khóa III, V - Trường Đại học An Giang.

o http:// www.xmht2.com

o Các tài liệu của công ty cung cấp

o Tạp chí khoa học kinh tế. Số 186 – Tháng 4/2006. Phát triển kinh tế. Đại học Kinh Tế TPHCM. Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bảy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên II (Trang 54 - 59)