4. Phạm vi nghiên cứu
3.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động lên rủi ro của công ty
3.2.1. Đối với sản phẩm Clinker:
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng như năng lực sản xuất, quy mô thị trường, sản phẩm của công ty cung ứng cho thị trường, thông tin khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ
cạnh tranh…để đưa ra bảng thể hiện năm tình huống tiêu biểu của EBIT mà công ty có thể đạt tới cùng với các mức sản xuất kèm theo từ đó dự đoán sự thay đổi của EBIT2009.
Bảng 11: Bảng mức cầu đối với sản phẩm và xác suất Tình trạng của nền kinh tế Xác suất ( pi) Mức sản lượng (tấn) EBITi Xuống dốc 10% 220.277 -673.603.228 Dưới trung bình 20% 319.818 9.188.110.362 Trung bình 40% 395.073 17.356.501.823 Trên trung bình 20% 470.327 25.524.893.323 Phát triển 10% 545.581 33.693.284.817
Với các đại lượng EBIT1 -673.603.228 EBIT2 9.188.110.362 EBIT3 17.356.501.823 EBIT4 25.524.893.323 EBIT5 33.693.284.817 p1 10% p2 20% p3 40% p4 20% p5 10% EBITaveraga 17.187.169.623 N 5 σ (độ lệch chuẩn) 4.273.783.488
Áp dụng công thức tính EBITaverage = , ta tính được EBITaverage. Tương tự ta tính độ lệch chuẩn nhờ vào công thức:
( ) 1 1 2 2 − − = ∑= n EBIT EBIT n i I average σ => σ
Trong năm tình huống trên, thì tình huống trung bình có khả năng xảy ra cao nhất vì xác xuất xảy ra là 40%. Công ty lại có quy mô thị trường, năng lực sản xuất ổn định, nên khả năng đạt được EBIT trong tình huống trung bình là rất cao.
Theo quan điểm đo lường rủi ro thì độ lệch chuẩn càng cao sẽ cho thấy rủi ro càng cao (σ = 0 thì không có rủi ro). Vậy EBIT bình quân mà công ty có thể đạt được trong năm 2009 là 17.187.169.623 đồng, với độ lệch chuẩn là 4.273.783.488 đồng thì hoạt động kinh doanh sản phẩm Clinker của nhà máy trong năm 2009 sẽ có khá nhiều rủi ro, và lợi nhuận có thể đạt được là 17.187.169.623 đồng; và dao động trong khoảng
đồng. 488 . 783 . . 4 ± 273
3.2.2. Đối với sản phẩm Xi măng:
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng như năng lực sản xuất, quy mô thị trường, sản phẩm của công ty cung ứng cho thị trường, thông tin khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh…để đưa ra bảng thể hiện năm tình huống tiêu biểu của EBIT mà công ty có thể đạt tới cùng với các mức sản xuất kèm theo từ đó dự đoán sự thay đổi của EBIT 2009.
Bảng 12: Bảng mức cầu đối với sản phẩm và xác suất Đơn vị tính: đồng Tình trạng của nền kinh tế Xác suất ( pi) Mức sản lượng (tấn) EBITi Xuống dốc 10% 1.385.183 54.465.129.368 Dưới trung bình 20% 1.434.518 59.818.827.010 Trung bình 40% 1.503.581 142.754.277.744 Trên trung bình 20% 1.572.644 231.043.426.101 Phát triển 10% 1.641.707 319.332.574.402 Trong năm tình huống trên, thì tình huống trung bình có khả năng xảy ra cao nhất vì
xác xuất xảy ra là 40%. Công ty lại có quy mô thị trường, năng lực sản xuất ổn định, nên khả năng đạt được EBIT trong tình huống trung bình là rất cao ngay cả khi trong điều kiện năm 2009 không tốt lắm cho ngành hàng xi măng vì giá cả của mặt hàng này không ổn định.
Với các đại lượng EBIT1 54.465.129.368 EBIT2 59.818.827.010 EBIT3 142.754.277.744 EBIT4 231.043.426.101 EBIT5 319.332.574.402 p1 10% p2 20% p3 40% p4 20% p5 10% EBITaverage 152.653.932.100 N 5 σ (độ lệch chuẩn) 35.392.318.710 Tương tự ta có công thức: ( ) 1 1 2 2 − − = ∑= n EBIT EBIT n i I average σ Từ đó ta suy ra σ
Theo quan điểm đo lường rủi ro thì độ lệch chuẩn càng cao sẽ cho thấy rủi ro càng cao (σ = 0 thì không có rủi ro). Vậy EBIT bình quân mà công ty có thể đạt được trong năm 2009 là 152.118.562.300 đồng, với độ lệch chuẩn là 82.653.932.341 đồng thì hoạt động kinh doanh sản phẩm Xi măng của công ty trong năm 2009 sẽ có khá nhiều rủi ro, và lợi nhuận có thể đạt được là 152.118.562.300 đồng; và dao động trong khoảng
đồng. 710 . 318 . 35 ± .392
¾ Một tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo ra ít doanh thu nhưng có lợi nhuận biên tế (lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho doanh thu thuần) trên mỗi đơn vị sản phẩm cao. Đồng nghĩa với việc tiềm ẩn rủi ro cho việc dự báo chính xác doanh thu trong tương lai, chỉ cần một sự sai lệch nhỏ trong dự báo doanh thu so với thực tế diễn ra thì nó đã có thể tạo ra một khoảng cách sai lệch đáng kể giữa dòng tiền thực tế và dòng tiền theo dự toán.
Điều này rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của công ty trong tương lai. Rủi ro doanh nghiệp gặp phải sẽ tăng lên cực đại khi tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao kết hợp thêm với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, trong khi tỷ suất sinh lợi trên tài sản không cao hơn mức lãi suất vay nợ, từ đó có thể làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Qua việc phân tích trên ta thấy DOL của sản phẩm Clinker cao hơn so với DOL của sản phẩm Xi măng. Điều đó cho thấy rằng hoạt động sản xuất và kinh doanh Clinkek sẽ mang về lợi nhuận cao hơn nhiều (khi trong điều kiện kinh tế phát triển tốt) và rủi ro thua lỗ nặng hơn nhiều (khi nền kinh tế có nhiều bất ổn) so với sản xuất và kinh doanh sản phẩm Xi măng.
Vì đòn bẩy hoạt động của Clinker lớn hơn đòn bẩy hoạt động của Xi măng, nó nói cho ta biết nhiều về việc sản xuất và kinh doanh Clinker cũng như hồ sơ rủi ro của nó. Mặc dù đòn bẩy kinh doanh của Clinker cao, có thể tạo thêm lợi ích cho công ty, nhưng tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao cũng được xem là có khả năng biến động rủi ro lớn khi nền kinh tế có biến động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh. Như đã nói ở trên, trong những khoảng thời gian tốt đẹp, sản xuất và kinh doanh sản phẩm Clinker có thể giúp tăng lợi nhuận. Nhưng việc có các chi phí “cột chặt” trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất, hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điều chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm Clinker có thể “rơi tự do”. Đây là một rủi ro kinh doanh đáng để nhà quản lý và nhà đầu tư lưu ý đến.
¾ Để công ty ra quyết định nên tập trung, mở rộng sản xuất và kinh doanh sản phẩm Clinker hay sản phẩm Xi măng trong thời gian tới, thì nhà quản lý không chỉ dựa vào chỉ số DOL, mà cần phải xem xét về quy mô tiêu thụ của thị trường, cũng như năng lực sản suất, tiêu thụ sản phẩm Clinker, sản phẩm Xi măng của công ty như thế nào?
Xét về tình hình sản xuất tiêu thụ xi măng - so với nhu cầu xi măng trên thị trường vào các thời điểm tăng cao, năng lực nghiền xi măng hiện tại của Công ty chưa đủ đáp ứng. Vì vậy vào tháng 11/2007 Công ty ký kết hợp đồng gia công xi măng với Công ty xi măng Cẩm Phả để có đủ lượng xi măng cung ứng cho thị trường vào thời điểm cuối năm.
Mặc dù trong những năm tới, ngành xi măng trong nước sẽ phải đối mặt với tình trạng cung vượt cầu. Theo như dự báo, thì bắt đầu từ năm 2009 có thể sẽ thừa 400.000 tấn, năm 2010 thừa 2,4 triệu tấn, năm 2010-2012 sản lượng xi măng trong cả nước sẽ đạt trên 60 triệu tấn cung sẽ vượt cầu khoảng 10-12 triệu tấn. Tuy nhiên, lại có sự phát triển mất cân đối giữa các dự án xi măng ở miền Bắc và ở miền Nam, sự mất cân đối này xuất phát từ nguồn nguyên liệu sản xuất tập trung ở phía Bắc, hay nói khác đi là nguồn cung xi măng tập trung ở phía Bắc, trong khi phía Nam lại chiếm 40% nhu cầu thị trường tiêu thụ toàn thị trường, chính vì lẽ đó mà quy mô tiêu thụ trên thị trường của sản phẩm Xi măng Hà Tiên 2 trong thời gian tới vẫn là rất cao (do thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long và một phần nhỏ ở thị trường TP HCM), vì nhu cầu xi măng ở khu vực miền Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ phát triển cao trong giai đoạn tới, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, thì việc xây dựng các cơ sở hạ tầng (đường xá, bệnh viện, trường học…), nhiều công ty, nhà máy, ngân hàng của nước ngoài, của tư nhân sẽ được xây dựng. Thêm vào đó là nguồn nguyên liệu đá vôi, đất sét sẵn có dễ khai thác, chất lượng sản phẩm của xi măng Hà Tiên 2 cao và ổn định, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhãn hiệu sản phẩm xi măng Hà Tiên 2 lại đang chiếm thị phần cao tại thị trường khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chính vì vậy mà công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 2 cần xem xét và tập trung vào mở rộng sản xuất và kinh doanh Xi măng để đáp ứng lượng cầu xi măng của thị trường cho các công trình xây dựng .
3.3. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động từng loại sản phẩm đối với công ty: ty:
Bây giờ công ty có thể nhận ra sự thay đổi trong doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận hoạt động của sản phẩm Clinker ở một mức định phí là 17.543 triệu đồng (năm 2006); 27.534 triệu đồng (năm 2007); 49.859 triệu đồng (năm 2008). Khi doanh thu tăng hay giảm X% thì lợi nhuận hoạt động của sản phẩm có chiều hướng tăng hay giảm X% x (-25) (năm 2006); X%x 4 (năm 2007); X%x3 (năm 2008). Ngược lại nếu biết trước độ bẩy hoạt động công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình, nếu công mong muốn lợi nhuận hoạt động tăng Y% thì sẽ xác định doanh thu cần đạt được là Y% /(-25) (năm 2006); Y% /4 (năm 2007); Y% /3 (năm 2008);. Điều này có ý nghĩa hơn khi việc đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được hoàn chỉnh, mặc dù công ty, sản phẩm của công ty đang đã ở trong giai đoạn trưởng thành nên công ty vẫn không ngừng tiếp tục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, mở rộng quy mô sản xuất để không ngừng nâng cao và hoàn thiện hoạt động sản xuất của công ty, không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm của công ty trên thị trường, quy mô thị trường của công ty ngày một mở rộng.
Sự chênh lệch còn nhiều giữa tỷ trọng định phí và biến phí trong kết cấu chi phí chứng tỏ công ty đang hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động không cao , bởi vì trong tình huống tỷ trọng định phí lớn chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn trong lợi nhuận hoạt động.
Đối với sản phẩm Xi Măng cũng tương tự như trên, công ty có thể nhận ra sự thay đổi trong doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận hoạt động của sản phẩm Xi Măng ở một mức định phí là 77.102 triệu đồng (năm 2006); 115.143 triệu đồng (năm 2007); 131.734 triệu đồng (năm 2008). Khi doanh thu tăng hay giảm X% thì lợi nhuận hoạt động của sản phẩm có chiều hướng tăng hay giảm X% x 2,2 (năm 2006); X%x 3,1(năm 2007); X%x1,9(năm 2008). Ngược lại nếu biết trước độ bẩy hoạt động công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình, nếu
công mong muốn lợi nhuận hoạt động tăng Y% thì sẽ xác định doanh thu cần đạt được là Y% /2,2 (năm 2006); Y% /3,1 (năm 2007); Y% /1,9(năm 2008);. Điều này có ý nghĩa hơn khi việc đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được hoàn chỉnh, mặc dù công ty, sản phẩm của công ty đang đã ở trong giai đoạn trưởng thành nên công ty vẫn không ngừng tiếp tục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, mở rộng quy mô sản xuất để không ngừng nâng cao và hoàn thiện hoạt động sản xuất của công ty, không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm của công ty trên thị trường, quy mô thị trường của công ty ngày một mở rộng.
Sự chênh lệch còn nhiều giữa tỷ trọng định phí và biến phí trong kết cấu chi phí chứng tỏ công ty đang hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động không cao , bởi vì trong tình huống tỷ trọng định phí lớn chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn trong lợi nhuận hoạt động.
Chương 4:
GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ
4.1. Giải pháp cho việc sử dụng và quản lý chi phí:
Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế hội nhập, hoạt động kinh tế tuân theo quy luật “thương trường như chiến trường” hay “mạnh được, yếu thua”. Chính vì lẽ đó, mà đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước muốn duy trì sự tồn tại và phát triển trên thị trường thì việc kinh doanh phải đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt là các chiến lược về chất lượng và giá cả của sản phẩm.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ, đã giúp cho sản phẩm làm ra đạt được chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được người tiêu dùng tin cậy. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn không ngừng đầu tư vào trang thiết bị, máy móc hiện đại, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cho sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh được trên thị trường, đã có nhiều doanh nghiệp thành công nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp thất bại trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay, muốn làm được diều đó các doanh nghiệp sản xuất cần có sự kiểm soát tốt chi phí sản xuất của mình như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung. Việc tiết kiệm được các chi phí này là một trong những biện pháp hữu hiệu để gia tăng doanh thu và lợi nhuận, tăng độ lớn của đòn bẩy hoạt động cho doanh nghiệp.
Kiểm soát chi phí là một hoạt động quan trọng của quản lý chi phí. Đối với nhà quản lý, để kiểm soát được chi phí phát sinh hàng ngày, điều quan trọng là phải nhận diện ra các loại chi phí, đặc biệt là nhà quản lý nên nhận dạng những chi phí kiểm soát được để đề ra biện pháp kiểm soát chi phí thích hợp và nên bỏ qua những chi phí không thuộc phạm vi kiểm soát của mình nếu không việc kiểm soát sẽ không mang lại hiệu quả so với công sức, thời gian bỏ ra.
Chính vì lẽ đó mà công tác quản lý chi phí ở doanh nghiệp sản xuất rất quan trọng. Tôi xin đưa ra một số giải pháp trong quản lý chi phí để nâng cao vấn đề kiểm soát chi phí để công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên 2 tham khảo:
- Chi phí cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là xem xét, lựa chọn cơ cấu chi phí sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Quản l ý chi phí bao gồm:
- Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp.
- Kiểm soát việc sử dụng,quản lý tất cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích, tránh thất thoát tài sản. Để làm tốt điều này, công ty nên xây dựng một số quy trình để quản lý tài sản như sau:
Sơđồ tiến trình nghiệm thu, bàn giao TSCĐ mới đầu tư vào quản lý sử dụng
Trách nhiệm Sơđồ quy trình
P. CƯ – VT - VT, hội đồng nghiệm thu P. KT-TK-TC P. CƯ – VT - VT, đơn vị sử dụng Kế toán TSCĐ Đơn vị sử dụng Quyết định giao TSCĐ Giao TSCĐ cho ĐVSD - Báo cáo TSCĐ - Hạch toán ghi sổ Lập thẻ TSCĐ Nghiệm thu TSCĐ Sử dụng, quản lý