Hoàn thiện cung cách phục vụ khách hàng, nâng cao khả năng giao tiếp của

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 58 - 63)

tiếp của cán bộ nhân viên

Đổi mới phong cách giao dịch, thể hiện sự văn minh lịch sự của cán bộđối với khách hàng. Nâng cao tính kỹ cương, kỹ luật của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng.

Thường xuyên nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ kết hợp với theo dõi, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện không tốt như: ngâm hồ sơ, giao tiếp thiếu tế nhị, không thân thiện... Bên cạnh đó, cần tổ chức thường xuyên các buổi thảo luận, trao đổi giải quyết những khó khăn trong công việc để nhân viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Đặc biệt cần nâng cao khả năng giao tiếp cán bộ nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng bởi vì kỹ năng giao tiếp có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo ấn tượng tốt đẹp, sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Vì vậy, khi tiếp xúc khách hàng cần phải tôn trọng, lắng nghe, kiên nhẫn, trung thực và gây dụng niềm tin tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Ngoài ra, chi nhánh cần thực hiện thêm một số giải pháp sau:

Ngân hàng nên chủđộng phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro: không nên tập trung quá nhiều vốn vào một khách hàng; đối với những dự án lớn cần huy động nhiều ngân hàng tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn vay; hạn chế cho vay ở các lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao.

Đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để vừa phát triển thêm các dịch vụ vừa xây dựng cơ sở và tạo điều kiện hội nhập với các tổ chức tín dụng khác trên

địa bàn. Cải tạo cơ sở vật chất, tạo trụ sở khang trang thoáng mát nhằm gây ấn tượng tốt

để thu hút khách hàng.

Tiếp tục xác định đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng vẫn là cho vay xây dựng nhà, đối với khách hàng truyền thống của ngân hàng là nông dân, các hộ sản xuất

kinh doanh vay mua, xây dựng, sữa chửa nhà ở và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần củng cố và phát triển hoạt động cho vay, tăng dư nợ.

Áp dụng các chương trình phần mềm kế toán thống nhất trong toàn tỉnh để tạo

điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát tổng hợp hoạt động kinh doanh và công tác báo cáo hoạt động.

Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh phải được thực hiện thường xuyên trên cơ sở so sánh về sản phẩm, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng,...Từ đó, tạo sự khác biệt của ngân hàng về sản phẩm dịch vụ, lãi suất, quảng cáo,...để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là hệ thống thanh toán tiền nợ, thanh toán chuyển tiền, củng cố các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện có.Tăng cường đầu tư các thiết bị thanh toán, máy rút tiền tựđộng,...

Đổi mới tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận cũng như

trong toàn hệ thống của ngân hàng. Trước hết sớm hình thành Phòng chăm sóc khách hàng nhằm giúp ngân hàng tiếp cận được khách hàng một cách thường xuyên, nắm bắt thông tin, nguyện vọng, thậm chí khiếu nại hay phản ảnh của khách hàng để chấn chỉnh kịp thời, kể cả khách hàng gửi tiền và vay tiền của ngân hàng.

¾ TÓM TẮT CHƯƠNG 5:

Trên đây là một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng cũng đã không ngừng theo dõi, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá những biến động về lãi suất cho vay và huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn để đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu: điều chỉnh chiến lược lãi suất phù hợp từng thời kỳ, vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, chú ý đến đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là xây dựng, sửa chữa nhà… từđó đã thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Việc thực hiện chính sách có chọn lọc trong những năm qua nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngân hàng, phân loại đối tượng

đầu tư,... Bên cạnh đó, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủđộng hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của ngân hàng đặc biệt là đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân.

CHƯƠNG 6

KT LUN VÀ KIN NGH

6.1 Kết luận

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL mặc dù được thành lập sau hơn so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhưng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Tuy là ngân hàng thương mại nhưng mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế trong những năm qua vốn của ngân hàng đã đóng góp rất lớn vào công cuộc huy động vốn, đáp ứng yêu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế nói chung và hộ gia đình, cá nhân nói riêng. Sau quá trình tìm hiểu và phân tích hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân trong 3 năm qua để từ đó đưa ra một số biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Đề tài này bao gồm 6 chương trong đó có 3 chương thực hiện việc phân tích và nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:

Chương 1: Mở đầu sơ lược về đề tài gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận nêu lên một số khái niệm, lý thuyết được sử dụng cho quá trình nghiên cứu đề tài.

Chương 3: Giới thiệu sơ lược về ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang, chương này để tìm hiểu hoạt động, khái quát tình hình kinh doanh của ngân hàng về các mặt: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, những thuận lợi và khó khăn trong năm 2008,… Đồng thời cho thấy kết quả hoạt động của Ngân hàng trong 3 năm qua có sự tăng trưởng. Mặc dù trong suốt quá trình kinh doanh, Ngân hàng có nhiều thuận lợi nhưng cũng có khó khăn khi đối mặt với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực này như hiện nay.

Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng. Qua quá trình phân tích cho thấy sự tăng trưởng của ngân hàng thể hiện ở một số

mặt chủ yếu như: tình hình huy động vốn qua các năm đều tăng thu hút được vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh đó, tình hình sử dụng vốn cũng đạt hiệu quả cao thể hiện quy mô tín dụng được mở rộng, tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Mặt khác, quá trình này nhằm đánh giá phát hiện những ưu, khuyết điểm của việc cho vay hộ gia

đình, cá nhân trong các năm qua.

Chương 5: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay hộ gia đình, cá nhân. Chương này chủ yếu đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ gia đình, cá nhân và tập trung chủ yếu vào một số yếu tố như: giải pháp về nhân sự, xử lý các khoản nợ quá hạn, tăng doanh số cho vay kết hợp đẩy nhanh công tác thu nợ, công tác huy động vốn,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình cho vay tại ngân hàng cho thấy ngân hàng đã từng bước hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội của Tỉnh, xác định được mục đích chủ yếu là cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở. Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của hoạt động tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay là một vấn đề không đơn giản, không chỉđối với bản thân ngân

hàng phát triển nhà ĐBSCL mà còn liên quan tới các ngân hàng khác. Chính vì vậy, cần phải luôn cố gắng nổ lực hơn nữa đểđưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang ngày càng có hiệu quả hơn.

6.2 Kiến nghị

6.2.1 Đối với cơ quan Nhà Nước:

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý: các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, sữa đổi các văn bản pháp lý trên cơ sở một khung khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng phù hợp với cơ chế thị trường.

Cần có chính sách phù hợp nhằm điều tiết thu nhập của các hộ có thu nhập cao

đồng thời có chính sách giảm thuế và giá trị sử dụng tài nguyên cho các hộ, vùng khó khăn hoặc gặp thiên tai.

Chính phủ chỉ đạo các địa phương nhanh chóng quy hoạch vùng, tiểu vùng, đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất để nhân dân yên tâm sản xuất kinh doanh, đảm bảo

điều kiện vay vốn ngân hàng nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chính phủ chỉđạo các địa phương quy định giá trị sử dụng đất phù hợp với giá chuyển đổi trên thị trường để cho hộ sản xuất đảm bảo điều kiện vay vốn.

Trong bối cảnh người dân nông thôn thiếu thông tin, thiếu khoa học kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thị trường, khả năng tài chánh… nếu chỉ giải quyết vấn đề

về vốn thì vẫn chưa đủ và khó có thể phát huy hiệu quả. Do đó Nhà nước cần phải có những chính sách và giải pháp đồng bộ như chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm…

Nhà nước đã có chủ trương mở rộng đối tượng cho vay, nới lỏng điều kiện đảm bảo tiền vay nhưng trong thực tế hiện nay, tỷ lệ hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất ở một sốđịa phương còn rất thấp. Đề nghị Nhà nước và các ngành có liên quan đẩy mạnh tiến độ giao đất cho nông dân.

Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ thành lập phòng bán đấu giá tài sản thanh lý ở

nhiều nơi, có uy tín và đúng theo pháp luật để Ngân hàng có thể bán, thanh lý tài sản một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Nhà nước cần xúc tiến và thành lập các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm để

tránh tình trạng người vay có thể dùng một tài sản đảm bảo để vay ở nhiều tổ chức tín dụng.

Để vay vốn ngân hàng, người dân cần phải có tài sản thế chấp mà cụ thể là quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn. Song việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất ở một sốđịa phương còn rất chậm. Do đó đề nghị các cấp chính quyền địa phương

đẩy mạnh tiến độ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân an tâm sản xuất và dễ dàng trong việc thực hiện quan hệ vay vốn đối với ngân hàng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước:

Quản lý chặt chẽ hơn nữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, hạn chế tình trạng các tổ chức do chạy theo số lượng nên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lạnh mạnh nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình như: cho vay không đúng nguyên tắc, không đúng qui trình nghiệp vụ,…Từđó, hạn chếđược tình trạng nợ quá hạn phát sinh

trên diện rộng, đảm bảo được cho vay trên cơ sở an toàn vốn của ngân hàng. Ngân hàng Nhà Nước cần có biện pháp, cơ chế quản lý, thanh tra, kiểm tra và qui định cụ thể có bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và hoạt động ngân hàng

Khống chế mức lãi suất cho vay giữa các ngân hàng để tránh tình trạng một số

ngân hàng hạ lãi suất cho vay để hấp dẫn khách hàng dẫn đến mất cân đối giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Đểđảm bảo được tình hình tài chính thì các ngân hàng chủ

yếu cạnh tranh với nhau bằng phong cách giải quyết thủ tục nhanh chóng, cơ sở vật chất tiện nghi. Từđó, khắc phục được việc so sánh không đúng giữa ngân hàng này với ngân hàng khác của một bộ phận khách hàng.

6.2.3 Đối với Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL:

Giải quyết hồ sơ vay nhanh chóng, khoa học, chính xác và thực hiện tốt chiến lược thu hút khách hàng, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và khả năng giao tiếp, phục vụ của cán bộ viên chức.

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, chú trọng hoạt động Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lãi suất kịp thời, thông báo đến Chi nhánh kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạch cho vay có hiệu quả nhằm không để khách hàng bị thiệt với những chính sách ưu

đãi của ngân hàng khác. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, tăng hoạt động dịch vụđể từng bước chuyển đổi cơ cấu nguồn thu nhập và để phân tán tối đa mức độ rủi ro.

Cần tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường để xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách phát triển phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Cụ

thể là hợp lý hóa các quy trình, thủ tục, đổi mới công nghệ và thái độ phục vụđể giảm rủi ro và chi phí .

Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền thông tin, hướng dẫn công nghệ, nghiệp vụ để giúp người vay xây dựng các dự án, thực hiện tốt các nguyên tắc, chếđộ, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả nợđầy đủ cho ngân hàng. Mặt khác, liên hệ chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ

quá hạn phát sinh.

Tuyển chọn và bố trí đủ cán bộ cho ngân hàng cơ sở theo yêu cầu của công việc và có tiêu chuẩn rõ ràng để bố trí phù hợp. Quan tâm công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộđủ tiêu chuẩn theo quy định, có chính sách khuyến khích cán bộ tích cực học tập đúng mức trên mọi phương diện và phải có một chính sách tiền lương hợp lý cho nhân viên.

TÀI LIU THAM KHO

1. TS. Nguyễn Minh Kiều.năm 2006. Tiền tệ - Ngân hàng. TP Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê.

2. Nguyễn Thị Mùi. năm 2001.Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. NXB Xây Dựng

3. Nguyễn Đăng Dờn. năm 1998. Tiền tệ ngân hàng. NXB TP Hồ Chí Minh.

4. TS. Nguyễn Minh Kiều. năm 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. TP Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê.

5. Nguyễn Thị Thùy Nhi. 2007.Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp. Khoa KT – QTKD. Đại học An Giang.

6. Dương Văn Bản. 2007. Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng NN và PTNT chi nhánh Châu Thành tỉnh An Giang. Chuyên

đề tốt nghiệp. Khoa KT – QTKD. Đại học An Giang.

7. Huỳnh Lê Xuân Hà. 2008. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên. Khóa luận tốt nghiệp đại học. Khoa KT – QTKD. Đại học An Giang.

8. Các quy chế về cho vay tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang:

+ Quyết định số 319/QTTD – NHNN ngày 27/05/2005 của giám đốc ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. + Quyết định số 43/2005/QĐ – NHNN – HĐQT ngày 17/05/2005 của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL. 9. Đọc từ: www.mof.gov.vn 10.Đọc từ: www.sbv.gov.vn 11.Đọc từ: www.saga.com.vn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 58 - 63)