Phân tích thực trạng nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 47)

Khoản mục nợ quá hạn không thể không có ở bất kỳ một ngân hàng nào. Nợ quá hạn là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và có tác động sâu sắc đến quan hệ kinh tế

trong xã hội. Cũng như doanh số thu nợ, nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dụng của hoạt động ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người đi vay. Do đó, đòi hỏi ngân hàng cần phải xem xét cho vay một cách thận trọng để có thể hạn chế rủi ro xuống thấp nhất. Cụ thể tình hình nợ quá hạn trong ba năm qua của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.11: Nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % 1.HGĐ, cá nhân 10.543 14.181 15.985 3.638 34,5 1.804 12,7 2.Tổng NQH 11.288 15.614 18.207 4.326 38,3 2.593 16,6 3. Tổng nợ xấu 16.369 17.754 23.191 1.385 8,46 5.437 30,6

Biểu đồ 4.11: Nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 - 2008 18.207 15.985 14.181 10.543 11.288 15.614 17.754 23.191 16.369 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 HGĐ, cá nhân Tổng nợ QH Tổng nợ xấu

Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn khoảng 90% và có sự biến động qua các năm vì đối tượng cho vay chủ yếu ở ngân hàng là hộ gia đình, cá nhân. DSCV năm nay tăng dẫn đến nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2007, NQH là 14,181 triệu đồng tăng 3,638 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 34.5%. Năm 2008, NQH là 15.985 triệu đồng tăng 1.804 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 12,7%.

Nguyên nhân NQH tăng qua các năm không phải do cán bộ tín dụng không tích cực trong công tác thu nợ mà là do trong quá trình sử dụng vốn khách hàng có thể sẽ

gặp một số rủi ro như: gia đình bất hòa, ly thân, bệnh tật,....Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn trả nợ chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên không tránh khỏi một số rủi ro do thiên tai, giá cả hàng hóa phục vụ cho sản xuất ngày càng tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến làm ăn thua lỗ không đủ tiền để trả nợ làm ngân hàng không thu được nợ nên các khoản này được chuyển thành nợ quá hạn. Mặt khác, một số

khác cố tình dây dưa không trả nợ gây khó khăn trong công tác xử lý NQH tại ngân hàng.

Về nợ xấu thì vẫn có sự gia tăng qua từng năm, năm 2006 là 16.369 triệu đồng,

đến năm 2007 tăng lên 17.754 triệu đồng và đến năm 2008 là 23.191 triệu đồng. Nguyên nhân tăng một phần là do các khoản nợ của năm trước chuyển sang và một số

khoản nợ chưa trả được ở nhóm khác chuyển xuống nợ nhóm 3 – 5 làm cho tổng nợ

xấu của ngân hàng tăng lên, một phần là do khách hàng trả lãi chậm so với thời gian qui

định nên khoản vay cũng phải bị chuyển nhóm nợ. Ngoài ra do biến động của thị trường nên tình hình kinh doanh của người dân cũng gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Chính vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi để giúp đỡ những hộ

vay vốn chẳng hạn như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, ngoài ra cần cho vay thêm đối với những khách hàng cũ có uy tín và những khách hàng có tiềm năng

trả nợđể họ có thể tạo ra lợi nhuận theo hướng khác để trả những khoản nợ cũ cho ngân hàng. Do đó, CBTD cần phải kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng,.. Ngoài ra, Ngân hàng cần thận trọng khi xét duyệt cho vay, thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng, chọn lọc và loại bỏ những khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ. Thường xuyên thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo qui định, theo dõi,

đôn đốc khách hàng trả nợđúng hạn nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng NQH xảy ra.

4.6 Đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân

Trên cơ sởđi vay để cho vay do đó hoạt động tín dụng được xem là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, nếu trong quá trình kinh doanh đó không mang lại hiệu quả thì ngân hàng sẽ không tồn tại lâu dài được và việc giải thể là điều không thể

tránh khỏi. Chính vì vậy, ngân hàng cũng hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bởi vì đó là điều kiện quyết định sự phát triển lâu dài của chi nhánh. Để thấy được hiệu quả

hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân qua ba năm của chi nhánh ta cần phân tích một số chỉ tiêu tài chính sau làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

4.6.1 Hệ số thu nợ Bảng 4.12: Hệ số thu nợ từ năm 2006 - 2008 Bảng 4.12: Hệ số thu nợ từ năm 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng, % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh DSCV 586.199 805.958 816.943 1.094.346 1.328.506 1.711.153 DSTN 705.746 926.323 698.039 913.946 1.219.634 1.551.574 Hệ số thu nợ 120,4 114,9 85,4 83,5 91.8 90,7

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang)

Ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng biến động qua các năm, năm 2006 là 114,9%, năm 2007 giảm còn 83,5% và đến năm 2008 là 90,7%. Riêng đối với các hộ

gia đình, cá nhân thì hệ số này cũng có sự thay đổi: năm 2006, hệ số thu nợ là 120,4%, năm 2007 giảm xuống còn 85,4% sang năm 2008 tăng lên là 91,8%. Nhìn chung, khả

năng thu nợ của ngân hàng và đối với hộ gia đình, cá nhân trong ba năm qua khá tốt, công tác thu nợ cũng đang có sự chuyển biến tốt. Nguyên nhân dẫn đến hệ số thu nợ

năm 2007 giảm không phải do ngân hàng hoạt động kém hiệu quả mà là giữa doanh số

cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng chưa cân xứng. Vì vậy, đểđảm bảo chỉ tiêu hệ

số thu nợ thì không phải làm cho hệ số này càng cao càng tốt mà phải đảm bảo sự cân bằng về mức độ tăng lên của doanh số cho vay và doanh số thu nợ khi đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, trong năm 2008 hệ số thu nợđã có xu hướng tăng trở lại là do: cán bộ

tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, luôn theo dõi và kiểm tra quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, tránh tình trạng kéo dài thời gian trả nợ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.6.2 Vòng quay vốn tín dụng Bảng 4.13: Vòng quay vốn tín dụng từ năm 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng, Vòng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh Dư nợ 632.121 852.633 751.025 1.033.033 859.897 1.192.612 DSTN 705.746 926.323 698.039 913.946 1.219.634 1.551.574 Vòng quay vốn TD 1,2 1,1 1,0 0,8 1,5 1,3

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang)

Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng,

đồng thời thể hiện thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng đạt hiệu quả. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm: năm 2006 là 1,1 vòng, năm 2007 giảm xuống còn 0,8 vòng và tăng vào năm 2008 là 1,3 vòng. Sự tăng giảm vòng quay vốn tín dụng của hộ gia đình, cá nhân cũng tương đương với sự tăng giảm của ngân hàng. Được biểu hiện như sau: Năm 2006, vòng quay vốn tín dụng là 1,2 vòng. Năm 2007 vòng quay vốn tín dụng giảm còn 1,0 vòng. Năm 2008, vòng quay vốn tín dụng tăng lên 1,5 vòng. Để vòng quay vốn tín dụng được nhanh hơn đòi hỏi ngân hàng phải theo sát tình hình thu nợ, xử lý các khoản nợ tồn đọng sắp tới hạn, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ quá hạn đồng thời tích cực thu hồi nợ quá hạn để tiếp tục đưa nguồn vốn này đầu tư cho nền kinh tế.

4.6.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Bảng 4.14: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2006 - 2008 Bảng 4.14: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ từ năm 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng, % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh NQH 10.543 11.288 14.181 15.614 15.985 18.207 Dư nợ 632.121 852.633 751.025 1.033.033 859.897 1.192.612 Tỷ lệ 1,67 1,32 1,89 1,51 1,86 1,53

Đây là một trong những chỉ số quan trọng đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra chỉ số này còn cho thấy được mức rủi ro tín dụng Ngân hàng. Chỉ số này càng thấp thì rủi ro tín dụng Ngân hàng càng thấp tức là chất lượng tín dụng Ngân hàng càng cao và ngược lại.

Nhưđã phân tích thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của hộ gia đình, cá nhân năm 2006 là 1,67%, năm 2007 là 1,89% và năm 2008 là 2,06%. So với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn chi nhánh thì tỷ số này cao hơn và mức tăng giảm cũng cao hơn cụ thể tỷ số

này của toàn chi nhánh thể hiện như sau: năm 2006 là 1,32%, năm 2007 là 1,51%, năm 2008 là 1,53%. Tuy NQH có tăng nhưng tỷ lệ này vẫn nằm ở mức cho phép của ngân hàng là 3%, đa số NQH ngân hàng đều xác định rõ nguyên nhân, giá trị tài sản thế chấp,

địa chỉ,...và Ngân hàng đã tập trung vào công tác thu hồi NQH giao cho tổ xử lý nợ chuyên trách thực hiện đồng thời Ngân hàng cũng đã trích dự phòng rủi ro theo qui định. Bên cạnh

đó, ngân hàng cần chú ý trong việc phân loại nợ, đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn từng bước đưa tỷ lệ này giảm xuống dưới mức an toàn đểđảm bảo hoạt

động tín dụng được tốt hơn. 4.6.4 Dư nợ trên vốn huy động Bảng 4.15: Dư nợ trên vốn huy động từ năm 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng, % Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CHỈ TIÊU HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh HGĐ Cá nhân Chi nhánh Dư nợ 632.121 852.633 751.025 1.033.033 859.897 1.192.612 Vốn huy động 181.787 189.618 264.029 291.643 303.871 378.846 Tỷ lệ 347,7 450 284,4 354,2 283 315

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang)

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏđều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động và so sánh khả

năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được.

Qua bảng kết quả cho thấy trong thời gian qua, chi nhánh cũng đã sử dụng hết nguồn vốn huy động được và tỷ lệ này luôn đạt trên 100%.Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy

động của ngân hàng có sự biến động qua 3 năm. Năm 2006 là 450%, năm 2007 là 354,2%, năm 2008 là 315%. Đối với hộ gia đình, cá nhân thì tỷ lệ này trong những năm qua đều có sự biến động tương thích: năm 2006 là 347,7%, năm 2007 giảm còn 284,4%,

đến năm 2008 là 283%. So với tỷ lệ ngân hàng thì điều này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh đối với hộ gia đình, cá nhân khá tốt. Mặc dù huy động vốn có tăng

nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu cho vay ngày càng tăng. Nguyên nhân làm nguồn vốn huy động không tăng cao do ngân hàng chưa có những sản phẩm, dịch vụ mới lạđể đáp ứng tối đa những tiện ích cho khách hàng, cùng với sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng nhiều dẫn đến công tác huy động vốn tại ngân hàng ngày càng khó khăn vì thế ngân hàng nên đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu như làm tốt công tác phục vụ khách hàng, vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất,....để nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên đáp ứng tốt nhu cầu cho vay hiện nay.

4.7 Đánh giá những thành công và tồn tại chủ yếu trong hoạt động tín dụng hộ

gia đình, cá nhân

™ Thành công:

Nhìn chung sau hơn chín năm đi vào hoạt động Ngân hàng phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh An Giang đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, đã xác định mục đích chủ yếu là cho vay làm nhà và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Qua phân tích

đánh giá tình hình cho vay hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang cho thấy hoạt động này góp phần vào việc cung cấp, bổ sung, hỗ trợ

vốn cho các hộ gia đình, cá nhân trong việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,...từđó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Xây dựng thành công mô hình Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, với cơ

chế lãi suất linh hoạt và hợp lý, mở rộng mạng lưới về phạm vi, quy mô hoạt động, nâng cao thu nhập, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn ổn định.

Có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiều kinh nghiệm nhiệt tình với công việc.

Thời gian thẩm định và giải quyết hồ sơ vay vốn nhanh chóng từ đó tiếp nhận

được nhiều hồ sơ tạo được uy tín và sự tín nhiệm đối với khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế lãi suất linh hoạt có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, thái độ

phục vụ ân cần, chu đáo thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn.

Mỗi khi chi nhánh gặp khó khăn đều được sự quan tâm chỉđạo giúp đỡ tận tình của Hội sở và các phòng ban khác.

™ Tồn tại:

Vốn huy động tăng chậm do đó chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng đặc biệt là trong những năm tới nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư,....có xu hướng tăng lên đồng thời vay với thời hạn dài, lãi suất thấp. Vì vậy, Chi nhánh không đáp ứng

được nhu cầu đó.

Nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng nhưng số lượng cán bộ tín dụng hạn chế và mạng lưới hoạt còn thưa thớt nên tốn nhiều chi phí thẩm định, công tác quản lý và tái thẩm định còn mất nhiều thời gian.

Công tác tiếp thị, truyền thông, quảng cáo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về

kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng gặp khó khăn do chưa có phòng marketing chuyên nghiệp.

Chưa có nhiều sản phẩm huy động vốn và sản phẩm tín dụng mới để thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

¾ TÓM TẮT CHƯƠNG 4:

Qua phân tích và đánh giá hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng qua ba năm ta thấy tình hình hoạt động ngân hàng khá hiệu quả, các chỉ số như doanh số

cho vay, doanh số dư nợ, tình hình thu nợ và chỉ tiêu nợ quá hạn đều có sự tăng trưởng

đáng kể dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cũng có sự tăng trưởng. Từđó, ngân hàng đã khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực cung ứng, bổ sung vốn cho người dân trong quá trình SXKD đặc biệt là trong xây dựng, sửa chữa nhà.

Mặc dù tình hình kinh tế xã hội có sự biến động trong những năm qua, đồng thời xuất hiện nhiều ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng nên ngân hàng đã đặt vào thế

phải cạnh tranh gay gắt. Nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh vẫn có sự tăng trưởng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 47)