Phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình, cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 35)

Hoạt động cho vay cũng như huy động vốn là các hoạt động chủ yếu và quan trọng của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh An giang. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gởi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nền kinh tế không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế của tỉnh An giang mà cả đối với ngân hàng, bởi vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng để từđó bồi hoàn lại chi phí lãi tiền gởi của khách hàng, chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Những năm gần đây, nhu cầu vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân có xu hướng tăng lên. Cụ thể, tình hình doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh An Giang thể hiện như sau :

Bảng 4.2: DSCV hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % 1.HGĐ, cá nhân 586.199 816.943 1.328.506 230.744 39,36 511.563 62,62 2. Tổng DSCV 805.958 1.094.346 1.711.153 288.388 35,78 616.807 56,36

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang)

Qua số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân tăng đều qua các năm: năm 2007 đạt 816.943 triệu đồng chiếm 74,7% trong tổng doanh số cho vay và tăng 230.744 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 39,36%. Năm 2008 đạt 1.328.506 triệu đồng chiếm 77,6%, tăng 511.563 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 62,62%. Doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân liên tục tăng qua các năm là do các loại hình kinh doanh chủ yếu chiếm hơn 80% là hộ gia đình, cá nhân và hộ gia đình, cá nhân chiếm một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Mặt khác, trong thời gian hoạt động Chi nhánh đã áp dụng chính sách cho vay phù hợp, thủ tục vay đơn giản, đẩy mạnh công tác tiếp thị nên đã thu hút được lượng lớn khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đến xin vay vốn tại ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng đã góp phần bổ sung vốn lưu động cho người dân yên tâm làm ăn, mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

4.2.2 Phân tích doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân theo thời hạn Bảng 4.3: DSCV hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thời hạn Bảng 4.3: DSCV hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % Ngắn Hạn 309.548 503.137 867.642 193.589 62,5 364.505 72,4 Trung, Dài hạn 276.651 313.806 460.864 37.155 13,4 147.058 46,9 Tổng 586.199 816.943 1.328.506 230.744 39,4 511.563 62,6

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang)

309.548 276.651 503.137 313.806 867.642 460.864 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân

theo thời hạn từ năm 2006 - 2008

Ngắn hạn Trung, Dài hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn: Do tín dụng ngắn hạn có đặc điểm là thời gian luân chuyển ngắn và mau thu hồi vốn nên doanh số cho vay ngắn hạn liên tục gia tăng trong những năm qua và chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng doanh số cho vay. Mặt khác, nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ nguồn vốn huy động ngắn hạn nên việc cho vay của ngân hàng phần lớn tập trung vào cho vay ngắn hạn. Mục đích cho vay ngắn hạn tại chi nhánh là nhằm bổ sung vốn lưu động cho các hộ sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.Cụ thể qua bảng số liệu ta thấy, năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 503.137triệu đồng, tăng 193.589 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 62,5%. Năm 2008 doanh số cho vay đạt 867.642 triệu đồng, tăng 364.505 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 72,4%. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng chủ yếu là do các năm qua sản xuất nông nghiệp, các mặt hàng nông phẩm gặp nhiều thuận lợi, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từđó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở

chế biến nông sản vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi,…nhằm phát triển sản xuất tăng thu nhập đồng thời kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặt khác, Ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay nhằm cung cấp tín dụng phù hợp với từng đối tượng cho vay như: ngành nghề thương mại dịch vụ, chăn nuôi, thủy sản, sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng,…

Doanh số cho vay trung, dài hạn: Cho vay trung, dài hạn là loại hình cho vay dưới hình thức từ trên 12 tháng đến 60 tháng, đối tượng cho vay là các dự án cải tạo vườn tạp, đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụđối với sản xuất, mua tài sản cốđịnh, xây dựng cơ sở hạ tầng,… Đồng thời hoạt động cho vay trung, dài hạn có doanh số chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn, điều này góp phần đảm bảo an toàn hơn cho nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.Qua bảng số liệu ta thấy năm 2007, doanh số cho vay trung dài hạn đạt 313.806 triệu đồng, tăng 37.155 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 13,4%. Năm 2008 doanh số cho vay trung dài hạn đạt 460.864 triệu

đồng, tăng 147.058 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 46,9%.

Như vậy, qua ba năm doanh số cho vay có chiều hướng tăng dần kể cả cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn cho vay trung, dài hạn vì các khoản vay trung, dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu và có độ rủi ro lớn nên ngân hàng phải chú trọng các món vay có chất lượng cao, thẩm định, xét duyệt cho vay, lựa chọn khách hàng kỹ hơn rồi mới quyết định cho vay.

4.2.3 Phân tích doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân theo thể loại Bảng 4.4: DSCV hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thể loại Bảng 4.4: DSCV hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thể loại

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % XDSCN 182.175 190.146 322.826 7.971 4,4 132.680 69,8 Tiêu dùng 89.789 225.734 484.905 135.945 151,4 259.171 114,8 SXKD 219,759 277.403 382.610 57.644 26,3 105.207 37,9 Đối tượng khác 94.476 123.660 138.165 29.184 30,9 14.505 11,7 Tỷ trọng XDSCN 31,1 23,3 24,3 Tỷ trọng TD 15,3 27,6 36,5 Tỷ trọng SXKD 37,5 34 28,8 Tỷ trọng khác 16,1 15,1 10,4 Tổng 586.199 816.943 1.328.506 230.744 39,4 511.563 62,6

Biểu đồ 4.4: Tỷ trọng DSCV hộ gia đình, cá nhân theo thể loại từ năm 2006 – 2008 Năm 2006 31% 15% 38% 16% XD,SCN TD SXKD Khác Năm 2007 23% 27% 16% 34% Năm 2008 24% 37% 29% 10% XD,SCN TD SXKD Khác XD,SCN TD SXKD Khác

Ta thấy doanh số cho vay xây dựng, sửa chữa nhà tăng là do trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên tập trung nhiều khu dân cư với mức sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu xây dựng, sửa chữa lại nhà cửa cũng rất cần thiết, thể hiện gương mặt của một thành phố là trung tâm kinh tế của Tỉnh. Hơn nữa trên địa bàn An Giang còn có nhiều nơi chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nên việc vay vốn sửa chữa nhà của người dân cũng rất cần thiết. Doanh số cho vay ở loại hình này không ngừng tăng qua các năm, cao nhất vẫn là năm 2008 tăng 132.680 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng 69,8% so với năm 2007. Mặc dù nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là để phát triển nhà ở nhưng DSCV xây dựng, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng không cao so với tổng doanh số cho vay, là vì loại hình này thời gian cho vay dài, do mua nhà đểở không kinh doanh nên không có sinh lời và chi phí thẩm định cũng cao, mất nhiều thời gian.

Đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng đây là loại hình cho vay có mục đích là hỗ

trợ cho hộ gia đình mua sắm phương tiện, vật dụng, trang thiết bị sinh hoạt gia đình. Do xã hội phát triển nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong gia đình cũng có xu hướng tăng lên chính vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu cho vay tiêu dùng cũng tăng lên qua các năm cụ thể DSCV năm 2008 là 484.905 triệu đồng tăng 259.171 triệu đồng (tương

đương 114,8%) so với năm 2007.

Ở lĩnh vực cho vay SXKD thì ngân hàng cho vay đối với các hộ kinh doanh, mua bán nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động do thiếu hụt tạm thời trong kinh doanh, thời gian cho vay thường là vay ngắn hạn, vì vậy khả năng thu hồi vốn nhanh. Cho vay SXKD cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong DSCV và tăng qua các năm cụ thể doanh số

năm 2008 là 382.610 triệu đồng, tăng 105.207 triệu đồng với tốc độ tăng 37,9% so với năm 2007. Nguyên nhân DSCV sản xuất kinh doanh tăng là do ngân hàng thực hiện nhiều hình thức quảng cáo, tiếp thị,…thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bên cạnh đó, một số hộ gia đình kinh doanh có hiệu quả nên cần bổ sung vốn để mở rộng SXKD,

đồng thời cũng có một số hộ mới cần vốn để kinh doanh. Chính điều này đã đưa DSCV sản xuất kinh doanh tăng lên.

Còn đối với loại hình cho vay khác thì doanh số cho vay của năm 2008 là 138.165triệu đồng tăng 14.505triệu đồng ứng với tốc độ tăng 11,7% so với năm 2007, bao gồm các loại hình cho vay như: cho vay du học, xuất khẩu lao động, mua xe,…các hình thức cho vay khác này cũng chiếm tỷ trọng tương đối.

Nhìn chung trong thời gian qua tốc độ cho vay hộ gia đình, cá nhân theo thể

loại cho vay đều tăng qua các năm, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do ngân hàng rất chú trọng đến việc đầu tư tín dụng, ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn đến giao dịch. Hơn nữa, sản phẩm vay của ngân hàng đa dạng với nhiều hình thức: vay trả góp, cầm cố, tín chấp,…Bên cạnh

đó, doanh số cho vay có tăng nhưng tốc độ tăng không đều, gây mất cân đối trong cơ

cấu cho vay của Chi nhánh. Do vậy Chi nhánh cần phải có kế hoạch cho từng loại hình, từng địa bàn giúp cho hoạt động cho vay vốn của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn.

4.3Phân tích thực trạng thu nợ hộ gia đình, cá nhân 4.3.1 Phân tích doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân 4.3.1 Phân tích doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân

Bên cạnh công tác cho vay, ngân hàng cũng rất quan tâm đến việc thu hồi nợ vì thu nợ là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng cho nên ngân hàng muốn hoạt

động tốt thì không chỉ chú trọng nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợđể đồng vốn được bảo tồn, thu hồi nhanh, tránh thất thoát. Tình hình thu nợ

cho vay hộ gia đình, cá nhân qua ba năm tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh An Giang được thể hiện sau :

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % 1.HGĐ, cá nhân 705.746 698.039 1.219.634 (7.707) (1,1) 521.595 74,7 2. Tổng DSTN 926.323 913.946 1.551.574 (12.377) (1,34) 637.628 69,77

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang)

Từ bảng số liệu ta thấy, doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân năm 2007 đạt 698.039 triệu đồng chiếm 76,4% trong tổng doanh số thu nợ, giảm 7.707 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 1,1%. Năm 2008 đạt 1.219.634 triệu đồng chiếm 78,61% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 521.595 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 74,7%.

Đạt được kết quả như vậy do công tác thu nợđược quan tâm đúng mức và kiểm tra đều

đặn nhằm đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng diễn ra trôi chảy và liên tục ngày càng hoàn thiện hơn chính sách khách hàng.

4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân theo thời hạn Bảng 4.6: DSTN hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thời hạn Bảng 4.6: DSTN hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % Ngắn Hạn 399.750 403.379 919.568 3.629 0,9 516.189 128 Trung, Dài hạn 305.996 294.660 300.066 (11.336) (3,7) 5.406 1,8 Tổng 705.746 698.039 1.219.634 (7.707) (1,1) 521.573 74,7

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang)

Biểu đồ 4.6: Doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân

theo thời hạn từ năm 2006 - 2008 399.750 403.379 919.568 305.996 294.660 300.066 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Ngắn hạn Trung, Dài hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ là doanh số thu nợ ngắn hạn vì cho vay ngắn hạn luôn là thế mạnh của ngân hàng và phù hợp với ngành nghề sản xuất của tỉnh. Cụ thể là doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2007 đạt 403.379 triệu đồng, tăng 3.629 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 0,9%. Năm 2008, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 919.568 triệu đồng, tăng 516.189 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 128%. Doanh số thu nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao là vì thời gian vay ngắn nên việc thu hồi vốn nhanh, khi đó ngân hàng có thể tiếp tục cho tái vay lại từ đó doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng lên. Sự tăng trưởng tốt này là do năm nay khách hàng vay ngắn hạn làm ăn đạt hiệu quả nên đã trả nợ cho Ngân hàng, đồng thời các món vay này chủ yếu được dùng để

tài trợ cho những thiếu hụt tạm thời trong nhu cầu vốn sản xuất và kinh doanh, do thời gian vay ngắn nên khách hàng cũng tranh thủ trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh

hàng góp phần thúc đẩy thu hồi vốn đúng hạn và tránh việc khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn: Tình hình thu nợ trung, dài hạn tăng dần qua 3 năm chẳng hạn như năm 2007 doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 294.660 triệu

đồng, giảm 11.336 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 3,7%. Năm 2008 doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 300.066 triệu đồng, tăng 5.406 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 1,8%. Về cơ cấu thu nợ thì tỷ trọng thu nợ năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể nhưng đến năm 2008 thì có xu hướng tăng lên. Sở

dĩ doanh số thu nợ trung, dài hạn thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số

thu nợ là do thời hạn cho vay dài nên thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên, ta thấy doanh số

thu nợ vẫn có sự gia tăng so với các năm trước. Để có được kết quả này, cho thấy các cán bộ tín dụng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng trả

nợ đúng thời hạn. Vì vậy ngân hàng cần tăng cường hơn nữa để công tác thu nợ được đảm bảo an toàn đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong những năm tiếp theo.

4.3.3 Phân tích doanh số thu nợ hộ gia đình, cá nhân theo thể loại

Bảng 4.7: DSTN hộ gia đình, cá nhân từ năm 2006 – 2008 theo thể loại ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)