Đối tượng cho vay:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 29)

Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng vay là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợđể thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụđời sống ở trong nước và nước ngoài bao gồm:

Các tổ chức là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác có đủ các điều kiện qui định của bộ luật dân sự.

Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

3.7.2 Điều kiện tín dụng

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật Việt Nam.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụđời sống trong nước khả thi kèm phương án trả nợ khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. Trường hợp khách hàng vay vốn để thục hiện các dự án đầu tư phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụở nước ngoài phải thực hiện đúng theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt Nam và phải được sự phê duyệt của tổng giám đốc ngân hàng phát triển nhà

ĐBSCL.

Có vốn tự có tối thiểu là 15% tổng vốn đầu tư của dự án, phương án đề nghị vay vốn và không thấp hơn mức vốn tự có tham gia vào từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống do tổng giám đốc hướng dẫn cho từng đối tượng vay vốn. Trường hợp đặc biệt phải có sự phê duyệt của tổng giám đốc ngân hàng phát triển nhà

ĐBSCL.

Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ, của thống đốc ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng.

3.7.3 Phương thức cho vay

Ngân hàng nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp,…Trong đó, phương thức cho vay hộ gia đình, cá nhân chủ yếu là:

Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng nơi cho vay tiến hành các thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng.

Cho vay trả góp: khi vay vốn ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Trường hợp khách hàng trả nợ vay trước hạn ngân hàng thỏa thuận với khách hàng số lãi tiền vay phải trả cho phù hợp nhưng không được thấp hơn mức lãi tiền vay của cùng loại cho vay tại thời điểm trả nợ.

Phương thức cho vay khác: Cho vay xây dựng sửa chữa mua nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay có bảo đảm bằng chứng từ có giá, cho vay cầm cố vàng, xe ô tô, xe gắn máy và các phương thức cho vay khác, được thực hiện theo qui định hiện hành của thống đốc ngân hàng nhà nước.

3.7.4 Loại cho vay và thời hạn cho vay

Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nguồn vốn vay của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL thì thể loại vay và thời hạn cho vay xác định như sau:

Thể loại cho vay:

Cho vay ngắn hạn: cho khách hàng vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

Cho vay trung dài hạn: cho khách hàng vay nhằm thực hiện các dự án

Thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự

án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.

Cho vay ngắn hạn thì thời hạn cho vay theo thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng

đến 60 tháng. Cho vay dài hạn là các khoản có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự

án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay từ

trên 12 tháng đến 60 tháng.

Nợ ngân hàng được phân thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là nợđược đánh giá là có khả năng thu hồi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý (các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày) là nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 91 đến 180 ngày) là nợ được

đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (quá hạn từ 181 đến 360 ngày) là nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày) là nợ được

đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

3.7.5 Lãi suất cho vay:

Mức lãi suất cho vay do chi nhánh ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận theo lãi suất cốđịnh hoặc lãi suất thả nổi phù hợp với qui định của NHNN và hướng dẫn vềđịnh giá cho vay của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Chi nhánh ngân hàng phải công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết.

Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với các khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo qui định của chính phủ về hướng dẫn của NHNN và ngân hàng phát triển nhà

ĐBSCL.

Trường hợp khoản vay bị chuyển nợ quá hạn phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo mức qui định của thống đốc NHNN và hướng dẫn của ngân hàng phát triển nhà nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong thời hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Trong trường hợp có qui định thay đổi về lãi suất và các trường hợp cần thiết, khi khách hàng và ngân hàng có nhu cầu, chi nhánh ngân hàng phát triển nhà nơi cho vay cùng khách hàng thỏa thuận mức lãi suất cho vay mới và ghi bổ sung vào hợp đồng tín dụng.

3.7.6 Quy trình tín dụng:

Căn cứ vào chếđộ tín dụng ngân hàng và phương thức hoạt động của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL nhằm đảm bảo tiền vay trên cơ sở pháp lý có hiệu quả thì quy trình tín dụng được thực hiện thông qua các bước sau:

Sơđồ 3.3: Mô tả quy trình tín dụng Hướng dẫn lập hồ sơ khách hàng Thẩm định hồ sơ vay vốn Quyết định cho vay (1) (2) Hướng dẫn lập giấy nhận nợ Lưu gửi, chuyển giao thông tin

Giải ngân cho khách hàng

Theo dõi quá trình sử dụng vốn

Thu nợ và lãi vay khi đến hạn Xử lý khi khách hàng khó khăn Đánh giá hoạt động vay vốn Thanh lý hay mở hợp đồng mới (11) (8) (9) (10) (7) (5) (6) (3) (4)

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang)

(1) Khi có nhu cầu vay vốn: khách hàng đến ngân hàng và tổ tư vấn ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ khách hàng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho cán bộ

tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủđiều kiện vay vốn như qui định tại điều 7 quy chế cho vay của cán bộ tín dụng đối với khách hàng (Quyết định số 1627/2001/QĐ_NHNN) phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại hình cho vay và khoản vay.

(2) Thẩm định hồ sơ: cán bộ tín dụng đánh giá chung về khách hàng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc dự án đầu tư

phục vụđời sống và khả năng trả nợ vay, thẩm định thực tế của khách hàng nếu cần thiết để quyết định cho vay.

(3) Quyết định cho vay: Lãnh đạo phòng kinh doanh xem xét lại hồ sơ, thẩm định lại các chỉ tiêu đã được Cán bộ tín dụng tính toán. Sau đó ghi ý kiến của mình vào tờ

trình thẩm định đồng ý hay không đồng ý, nếu đồng ý thì trình hồ sơ lên giám đốc chi nhánh.Giám đốc sẽ căn cứ vào tờ trình thẩm định có chữ ký của cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng nghiệp vụ kinh doanh để xem xét và quyết định cho vay hay không. (4) Hướng dẫn lập giấy nhận nợ: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo lịch giải

hàng có thể giải ngân một lần hay nhiều lần, mỗi lần giải ngân cán bộ tín dụng phải lập giấy nhận nợ theo mẫu có sẵn.

(5) Giải ngân cho khách hàng: Khi thủ tục hoàn tất,cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ tín dụng, giấy tờ tài sản thế chấp cho phòng kế toán – ngân quỹ nhận và hạch toán ở các khoản giải ngân theo qui định và khách hàng sẽ nhận được tiền ở phòng kế toán – ngân quỹ.

(6) Lưu gửi và chuyển giao thông tin: cán bộ tín dụng có trách nhiệm nạp thông tin dữ

liệu về khách hàng và khoản vay vào chương trình máy tính và chuyển những chứng từ cần thiết cho các phòng, bộ phận có liên quan để phối hợp theo dõi khoản vay. (7) Theo dõi quá trình sử dụng vốn: trong suốt quá trình sử dụng vốn vay, có thể tái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thẩm định khi cần thiết, tiến hành chấm dứt hoạt động và thu hồi vốn khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

(8) Thu nợ và lãi: cán bộ hỗ trợ có trách nhiệm lập danh sách các khoản nợ (chậm nhất trước 10 ngày làm việc), lập và gửi phiếu nhắc thu nợ chuyển cho cán bộ tín dụng

đến khách hàng vay vốn chậm nhất 5 ngày trước thời điểm nợ phải trả.

(9) Xử lý khi khách hàng gặp khó khăn: trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố

khách quan dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợđúng hạn và có văn bản

đề nghị gia hạn trả nợ lãi, thì cán bộ tín dụng xem xét và trình ban giám đốc đểđiều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi cho khách hàng để khách hàng có thể tiếp tục hoạt động và trả nợ. Còn nguyên nhân chủ quan thì cán bộ tín dụng xem xét trình ban giám đốc chuyển sang nợ quá hạn và tiến hành các biện pháp để thu hồi nợ gốc.

(10) Đánh giá hoạt động vay vốn: cán bộ tín dụng đánh giá lại quá trình hoạt động vay vốn của khách hàng, chấm điểm khách hàng và xếp loại khách hàng, phân loại khách hàng, những mặt ưu điểm, nhược điểm của khách hàng… để có cơ sở cho lần hợp tác tiếp theo.

(11) Thanh lý hay tiếp tục hợp đồng mới: cán bộ tín dụng sẽ thanh lý hợp đồng đối với khách hàng xếp loại không tốt hay sẽ tiếp tục ký hợp đồng tiếp với khách hàng có uy tín và được đánh giá xếp loại tốt.

¾ TÓM TẮT CHƯƠNG 3:

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang tuy mới thành lập vào năm 1999 và mặc dù không phải là một ngân hàng lớnnhưng bước đầu đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, từng bước xác định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của mình đã và đang từng bước phát triển hơn cả về quy mô lẫn về chất lượng.

Bên cạnh đó ngân hàng không ngừng sửa đổi, bổ sung từng bước hoàn thiện bộ

máy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cũng như hạn chế những rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng luôn có những chiến lược thu hút khách hàng. Điều đó có thể thấy rõ qua tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua có sự tiến triễn và không ngừng tăng lên qua các năm.

Tuy nhiên, bất kỳ một hoạt động nào của ngân hàng đều phải đối mặt với những rủi ro và rủi ro lớn nhất mà Ngân hàng thường gặp phải đó chính là rủi ro về tín dụng. Chính vì vậy, tiếp theo chúng ta sẽ phân tích hoạt động cho vay ngân hàng để thấy rõ hơn về thực trạng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng đang diễn ra như thế nào.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DNG H GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TI NGÂN HÀNG PHÁT TRIN NHÀ ĐBSCL

CHI NHÁNH AN GIANG 4.1Tình hình tổng nguồn vốn tại ngân hàng

Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của ngân hàng thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Muốn hoạt dộng có hiệu quả, việc đầu tiên phải tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình hoạt động được trôi chảy và thuận lợi. Vì vậy, việc làm cho nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ

góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng.

Bảng 4.1: Tình hình tổng nguồn vốn qua 3 năm 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu N2006 ăm N2007 ăm N2008 ăm Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 189.618 291.643 378.846 102.025 53,81 87.203 29,9 Tiền gửi TCTD 5.344 10.457 16.341 5.113 95,68 5.884 56,27 Tiền gửi TCKT 2.487 17.157 58.634 14.670 589,87 41.477 241,75 Tiền gửi cá nhân, hộ dân cư 181.787 264.029 303.871 82.242 45,24 39.842 15,09 Vốn điều hoà 674.938 750.813 864.523 75.875 11,24 113.710 15,14 Tổng vốn 864.556 1.042.456 1.243.369 177.900 20,58 200.913 19,27

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang)

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2007 tăng 177.900 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 20,58%. Năm 2008 tăng 200.913 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 19,27%.

Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh đang có xu hướng phát triển tốt, có được kết quả này là do Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh An Giang được nhiều người biết đến nhờ đội ngũ nhân viên trẻ, khỏe, năng động, tận tình phục vụ trong giao dịch. Bên cạnh đó, Ngân hàng đang ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mở thêm chi nhánh và các phòng giao dịch để tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Đồng thời ngân hàng cũng phát triển thêm các

sản phẩm, dịch vụ kết hợp với các chương trình dự thưởng, quảng bá tiếp thị, lãi suất ưu

đãi… nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn và nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh hơn, mở

rộng thị trường, phát triển hoạt động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn. Nhờ vậy mà khách hàng đến giao dịch và gởi tiền vào Chi nhánh ngày càng tăng.

4.2Phân tích thực trạng cho vay hộ gia đình, cá nhân4.2.1 Phân tích doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân

Hoạt động cho vay cũng như huy động vốn là các hoạt động chủ yếu và quan trọng của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh An giang. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gởi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nền kinh tế không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế của tỉnh An giang mà cả đối với ngân hàng, bởi vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 29)