Giải pháp khác:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 78)

- Giải pháp về mặt quy hoạch : Tổ chức điều tra khảo sát đánh giá trữ lượng các nguồn nước ngầm và nươc mặt hiên có để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch tổng thể

- Giải pháp về mặt kỹ thuật : Đổi mới nguồn nước mặt, ngầm: chủ yếu phải khử sắt, sử dụng công nghệ truyền thống bằng phương pháp thoáng, lắng, lọc.

- Giải pháp về mặt cơ chế chính sách:ban hành định mức kinh tế kỹ thuật công tác sản xuất nước sạch, nghiên cứu ban hành định mức kih tế kỹ thuật coongh tác sản xuất nước sạch áp dụng thông nhất để doanh nghiệp có cơ sở xây dựng định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch n ội bộ làm cơ sở quản lý chi phí sản xuất và giá thành phù hợp với coog trình quy mô nhỏ.

- Giải pháp về mặt tài chính đầu tư: Về nguồn nước: đối tượng cấp nước là bộ phận dân cư có thu nhập thấp dân đến khả năng hoàn vốn đầu tư xây dựng công trình hạn chế, việc thực hiện cấp nước chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, ngoài ra còn phải huy động các nguồn khác như vốn viện trợ, vốn doanh nghiệp và một phần kinh phí đóng góp của dân

Về giá nước: Được xây dựng theo mục đích sử dụng để đảm bảo sự bù chéo cho các mục đích sử dụng và mức ộ sử dụng khá nhau. Phải được xây dựng trên cơ sở địh mức kinh tế kỹ thuật sản xuất nước sạch thống nhất trên toàn địa bàn thanh phố Hà Nội.Phải đáp ứng toàn bộ 2 yêu cầu: tính đúng và

tính đủ các yếu tố cấu thành giá và đảm bảo khả năng chi trả cho người dùng nước.

KẾT LUẬN

Là một trong những sản phẩm thiết yếu đối với cuộc sống nhân dân, nước sạch cũng là thước đo trình độ phát triển của một đô thị văn minh. Sản xuất và cung cấp nước sạch là một trong những lĩnh vực hạ tầng có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống dân sinh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội và ngày càng có vai trò quan trogj trong sự phát trển bền vững của đô thị Hà Nội. Cấp nước đô thị Hà Nội không chỉ giải quyết vấn đề của người dân mà còn đóng góp phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên toàn thành phố. Tuy nhiên việc xây dựng hạ tầng cấp nước ở Hà Nội đòi hỏi sự tham gia không chỉ ngành nước, mà phải xa hội hóa cả khâu khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối nước và đầu tư phát triển hệ thống cấp nước để đảm bảo yêu cầu cấp nươc có hiệu quả và phát triển bền vững. Mặt khác khi môi trường đô thị hóa ngày càng trở nên ô nhiễm thì vấn đề an ninh nguồn nước càng trở nên bức xúc hơn. An ninh nguồn nước không chỉ là vấn đề chất lượng nước mà về lâu dài còn là sự bền vững của nguồn nước, của môi trường nước với phạm vi không chỉ Hà Nội nói riêng mà còn cả khu vực sông Hồng và vùng kinh tế miền Bắc nói chung

Trên cơ sở như vậy. bài viết được hoàn thành. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 78)