0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Giải pháp về quản lý quá trình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ TẠI HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 70 -76 )

Chúng ta nghiên cứu, xem xét việc tổ chức quản lý cấp nước của các cơ quan quản lý nhà nước và các công ty cấp nước. Các cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước đề cập ở đây là các Bộ, ngành trung ương và địa phương.

Thứ nhất, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước và của địa phương đối với việc quản lý về cấp nước cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể. Việc xác định rõ cơ quan nào có quyền hạn và trách nhiệm cũng như trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước này tới đâu là hết sức cần thiết và quan trọng.

Hiện nay Bộ Xây dựng đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu Dự thảo Nghị định của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trình Thủ tướng Chính phủ. Nội dung bản Dự thảo có đề cập trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước.

Đối với quản lý nhà nước về cấp nước thì trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước được quy định theo hướng Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trong phạm vi cả nước. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động cấp nước tại các đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước.

Quản lý các dịch vụ cấp nước: Các công ty cấp nước có trách nhiệm phát triển và cung ứng các dịch vụ cấp nước trong vùng phục vụ của mình theo nhu cầu phát triển dựa trên quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về vùng phục vụ và kế hoạch cấp nước. Uỷ ban Nhân dân các cấp phải tổ chức giám sát việc thực hiện các dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên cơ sở vùng phục vụ, kế hoạch phát triển cấp nước đã được phê duyệt và thoả thuận thực hiện các dịch vụ cấp nước đã ký giữa Uỷ ban Nhân dân hoặc cơ quan được uỷ quyền và đơn vị cấp nước đó.

Thứ hai, công tác tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp cấp nước : Mặc dù hiện nay các Công ty cấp nước là các doanh nghiệp kinh doanh nhưng việc tổ chức quản lý và điều hành của các Công ty cấp nước hiện nay còn mang nhiều thụ động, không phát huy được vai trò chủ động trong sản xuất kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp chưa có khả năng tự chủ về tài chính để chi trả và phát triển. Trong thời gian tới các Công ty cấp nước cần chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu chủ yếu. Tiến tới cần phải tính đến khả năng cung cấp dịch vụ theo phạm vi vùng, theo hệ thống, không quản lý manh mún theo lãnh thổ như hiện nay. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải có đủ năng lực, đa dạng hoá và xã hội hoá hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư tham gia phát triển cấp nước, thành lập các loại hình công ty như Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn ....

Bên cạnh đó, mô hình hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh cần được nghiên cứu xem xét áp dụng cho vùng Hà Nội. Thông thường các tỉnh đầu tư hệ thống cấp nước phục vụ cho nhu cầu cấp nước của tỉnh đó. Ở đây muốn nói

đến mô hình hệ thống cấp nước chung phục vụ cho một vài tỉnh hay một vùng nhất định không bị phân chia bởi địa giới hành chính.

- Mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu đạt chỉ tiêu cấp nước như sau: Đối với đô thị lớn : 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 150 – 180 lit/ người/ ngày ; đối với các đô thị vừa và nhỏ: 120 – 150 lít/ người/ngày ; Các thị trấn, thị tứ phấn đấu 80% dân cư được cấp nước sạch với lượng nước 80-100lít/người/ngày đêm; đến năm 2010 dự kiến đạt khoảng 6,5 triệu m3/ngày và đến năm 2015 dự kiến đạt tổng công suất 13,5 triệu m3/ngày. Ngoài việc triển khai các chương trình, dự án cấp nước các thành phố lớn, các khu đô thị mới và khu công nghiệp cần khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án, tìm nguồn tài trợ cho cấp nước các thị trấn, thị tứ.

- Đào tạo cán bộ và đổi mới công tác quản lý phù hợp với đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và nhà nước; tăng cường năng lực các công ty tư vấn đủ mạnh để có thể đảm đương được công tác lập dự án, thiết kế các hệ thống cấp nước.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ, từng bước hiện đại hoá hệ thống cấp nước trong các đô thị.

- Đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất thiệt bị, vật tư, phụ tùng trong nước với chất lượng cao để thị trường quốc tế chấp nhận.

- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến đưa ngành cấp nước Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực phù hợp với chính sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng và Chính phủ

- Giảm thất thoát, thất thu nước thêm 10%

- Nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị

- Tập trung thu hút nguồn vốn trong dân cư, nguồn vốn tư nhân để đầu tư phát triển mạng lưới, tránh dựa dẫm vào Ngân sách Nhà nước, vốn ODA.

Dự báo nhu cầu nguồn vốn đến năm 2015 cho việc cung cấp dịch vụ cấp nước đô thị

Dựa trên quan điểm phát triển cũng như phương hướng quy hoạch và mục tiêu phát triển ngành cấp nước đô thị , NHTG và Chính phủ Việt Nam đã có ước tính nhu cầu vốn để đạt được các mục tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, nhu cầu đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3 : Dự báo nhu cầu nguồn vốn tới năm 2015 cho việc cung cấp dịch vụ cấp nước cho 100% các khu vực đô thị (Tỷ USD)

Ước tính của WB Đơn vị năm 2000 năm 2010 năm 2015

Tổng số dân đô thị Triệu dân 19 32 46

Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch

Triệu dân 9,88 22,88 36,88

Nhu cầu về vốn Tỷ USD 1,6302 4,57502 5,58502

Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư

( Tỷ giá quy đổi: 1 USD = 17.000 VNĐ)

Theo dự báo trên đến năm 2015, tổng số dân đô thị là 46 triệu người, tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch là gần 37 triệu người và tổng số vốn để đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đến năm 2015 là hơn 5,5 tỷ USD. Điều đó cho thấy tỷ lệ số dân cần nước máy trên tổng số dân đô thị ngày càng tăng, kèm theo đó nhu cầu về vốn cho cấp nước đô thị cũng tăng dần theo các năm, cụ thể là năm 2015 nhu cầu về vốn tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2010, và tăng gần 4 tỷ USD so với năm 2000. Điều này hoàn toàn hợp lý với nhu cầu tiêu dùng của người dân và xu hướng phát triển của xã hội.

Bảng 2.4 : Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2008-2015

Đơn vị:Tỷ USD 2008 2010 2015 Tổng vốn đầu tư 3,2 4.5 5,6 Tỷ trọng 100 100 100 1. Vốn NSNN - Quy mô 0,5 0,5 0,4 - Tỷ trọng 15,6 8,88 7,14 2. Vốn tín dụng ĐTPT - Quy mô 0,8 1,5 2,3 - Tỷ trọng 25 33,4 41,07

3. Vốn đầu tư nước goài

- Quy mô 1,1 1,2 1,3

- Tỷ trọng 34,4 26,6 23,2

4. Vốn tư nhân

- Quy mô 0,8 1,4 1,6

- Tỷ trọng 25 21,12 28,6

Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị

Theo bảng kế hoach nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở trên cho thấy, với sự tăng quy mô và tỷ trọng các nguồn vốn ta thấy: đến năm 2015 nguồn vốn tư nhân cần cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị khoảng 1.6 tỷ USD, tăng 0.8 tỷ USD so với năm 2008,

Qua bảng 3.2 ta cũng thấy nguồn vốn đầu tư tư nhân cần cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2015 chiếm khoảng 28,6 % tổng số vốn, tức là chiếm vị trí thứ hai sau vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, điều đó cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của nguồn vốn tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ TẠI HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 70 -76 )

×