Nguồn vốn đầu tư trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 33)

Như chúng ta đã biết, trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói riêng thì vốn đầu tư đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì các dự án, các công trình cấp nước đô thị đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, hơn nữa việc cải tạo, nâng cấp, khôi phục các công trình là thường xuyên, liên tục cho nên yêu cầu về vốn luôn được đặt lên hàng đầu với các chủ thể đầu tư.

Vốn đầu tư được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngòai. Đối với cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị mà nói,

vốn đầu tư bao gồm từ những nguồn vốn chủ yếu sau : vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển và nguồn vốn tư nhân, Vốn Ngân sách Nhà nước

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được coi là một lĩnh vực đầu tư công ích. Do đó, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng.

Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước là tất cả các khoản Ngân sách dùng để làm tăng thêm tài sản quốc gia, đối với hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì đó là các khoản đầu tư cho việc xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp các nhà máy nước sạch và các hệ thống đường ống dẫn nước…

Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói riêng. Nó có tác dụng làm đòn bảy phát triển kinh tế và là nguồn vốn đối ứng để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bao gồm : Vốn ngân sách Trung ương và Vốn ngân sách địa phương

Theo Luật ngân sách hiện nay, việc cung cấp tài chính cho các hệ thống cấp nước đô thị thuộc trách nhiệm của các Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế thì ngân sách tỉnh không đủ để đáp ứng những nhu cầu nâng cấp cần thiết, do đó chính phủ trung ương phải hỗ trợ cung cấp vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.

Vốn ODA là vốn hỗ trợ phát triển của các đối tác tài trợ nước ngoài dành cho các nước nhận viện trợ, thường là các nước đang phát triển. Vốn ODA giữ vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, nó là nguồn chủ yếu cho đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị.

Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi ( cho vay với lãi suất thấp…). Một khoản vay được coi là vốn ODA khi nó thỏa mãn các tiêu thức sau : một là, nó phải do chính phủ hoặc các tổ chức điều hành trực thuộc chính phủ cung cấp. Hai là, mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các nước đang phát triển. Ba là, với hình thức ODA cho vay ưu đãi phải có thành phần viện trợ không hoàn lại không dưới 25 % giá trị khoản vay. Việc huy động vốn ODA cho đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của những nhân tố như : quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam và các bên tài trợ, việc thực hiện các điều kiện ràng buộc như giải ngân…

Các nhà cung cấp ODA cho cấp nước đô thị là Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các tổ chức DANIDA ( Thụy Điển), JICA ( Nhật Bản)…

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước cho vay theo lãi suất ưu đãi ( lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng ), Nhà nước dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn.

Cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn...tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế.

Vốn đầu tư tư nhân:.

Bên cạnh nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển và nguồn vốn ODA thì vốn đầu tư tư nhân cũng đóng một vai trò rất lớn vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Nguồn vốn này có một tiềm năng rất lớn nó bao gồm vốn của dân cư, vốn của các doanh nghiệp, tổ chức... trong nước cũng như là Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện nay nó cũng góp phần rất lớn vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w