Giải pháp về sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến việc thu hút đầu tham gia phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.

Đến nay, ngòai các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất điều chỉnh chung thì hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị như Thông tư 38/2005/TT – BTC của Bộ tài chính quy định về khung giá nước sinh hoạt của các đô thị, Nghị định 117 về sản xuất , kinh doanh và tiêu thụ nước sạch, ngày càng hoàn thiện hơn trước. Trong việc thu hút đầu tư tư nhân tham gia vào việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì các nhà đầu tư tư nhân thường quan tâm đặc biệt đến các khỏan thu từ đầu tư như cước phí sử dụng nước sạch, chính sách tính giá… Nếu các vấn đề này không mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư tư nhân thì rất khó thu hút họ tham gia. Chính phủ vẫn chưa có một cơ sở pháp lý đầy đủ, cụ thể để tạo môi trường thông thoáng cho tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì vậy một số cơ chế, chính sách cần được nghiên cứu làm rõ hơn, đó là :

Chính sách giá nước

Thực trạng hoạt động của các công ty cấp nước hiện nay về hình thức thì có vẻ như đang hoạt động kinh doanh, bởi vì sản phẩm nước sạch vẫn bán cho các hộ tiêu dùng theo hợp đồng; các chi phí đầu vào vẫn được hạch toán theo định mức kinh tế kỹ thuật do nội bộ hoặc cấp tỉnh ban hành. Tuy nhiên, giá nước sạch do Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quy định thường thấp hơn giá thành sản xuất, tỉnh phải chấp nhận để doanh nghiệp cấp nước chưa tính đủ hoặc có nơi chưa tính khấu hao tài sản cố định vào giá thành. Việc sửa chữa lớn, bảo dưỡng hệ thống cấp nước nhiều nơi phải dựa vào ngân sách cấp phát. Doanh nghiệp cấp nước chưa tự chủ về tài chính. Vì vậy việc xây dựng giá nước cần đáp ứng yêu cầu sau:

- Để giá nước đảm bảo được kinh doanh có lãi đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ nước sạch đồng thời cũng thích ứng phù hợp với khả năng chi trả của người dân thì trước hết cần nghiên cứu cách thức thống nhất đánh giá lại tài sản cố định và chi phí khấu hao đưa vào gía thành. Gía nước không nên để Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước chỉ nên ban hành khung giá nước sạch cho từng vùng, giá bán cụ thể phải do thị trường và người sản xuất quyết định.

- Dần dần xoá bỏ cơ chế bao cấp trong hạch toán kinh doanh. Nước sạch phải được coi là sản phẩm hàng hoá, giá tiêu thụ phải phản ánh đầy đủ giá trị của nó. Giá tiêu thụ nước sạch phải đảm bảo nguyên tắc: Đủ bù đắp cho mọi chi phí sản xuất, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và lãi suất vay đầu tư, nhưng nước sạch là hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống của nhân dân, giá phải phù hợp mức sống và được người tiêu dùng chấp thuận. Để giá tiêu thụ nước sạch không vượt quá khả năng chi trả của người tiêu dùng, nhà

nước cần có những chính sách ưu đãi đầu tư như hạ thấp lãi suất vay, kéo dài thời hạn cho vay, có chính sách đối với người thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w