Đổi mới công tác kế hoạch hoá đầu tư:

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 68)

II. Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tưphát triển sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:

2. Đổi mới công tác kế hoạch hoá đầu tư:

Nhược điểm của công tác kế hoạch hoá đầu tư:

-Thiếu kế hoạch đầu tư tổng quát theo ngành và lãnh thổ trong 5 năm và hàng năm.

- Hàng năm, việc phân phối vốn thường mang tính chất "chia phần" dẫn đến bố trí kế hoạch phân tán, không theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt

- Không thể hiện rõ việc bố trí vốn theo trình tự ưu tiên cho chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư

- Nhiều dự án thiếu thủ tục theo quy định của nhà nước như dự án khả thi, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà vẫn đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm.

- Triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm còn chậm

Để khắc phục những nhược điểm trên, cơ chế kế hoạch cần sớm được hoàn thiện theo hướng:

a. Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn(kế hoạch 5 năm)theo ngành, vùng, lãnh thổ. Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo cho công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm.

b. Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn và theo nguyên tắc sau:

-Đối với địa phương:chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai trên cơ sở tổng mức vốn đã được chính phủ giao song phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu hiện vật, giá trị, thời gian.

- Những dự án có mức vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống chỉ được bố trí trong một năm kế hoạch, từ 2-3 tỷ đồng tối đa không được quá 2 năm kế hoạch.

- Quy định số lượng dự án tối đa không được phép vượt quá tuỳ theo tổng mức vốn giao cho các ngành, các địa phương.

c. Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả; tránh dàn trải và phân tán vốn. Kiên quyết đình hoãn hoặc dãn tiến độ đối với các công trình có quy mô đầu tư lớn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Giảm mạnh các dự án nhóm C đi đôi với việc rà soát, sắp xếp các công trình theo thứ tự ưu tiên thực hiện. Đến giữa năm, nếu công trình nào không đủ điều kiện khởi công hoặc có khả năng không thực hiện được khối lượng dự kiến kế hoạch thì kiên quyết điều chỉnh vốn cho các công trình khác đang thiếu vốn.

Trong việc bố trí kế hoạch đầu tư các năm sau cần quan tâm ưu tiên đầu tư cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nhất là đối với một số xã đặc biệt khó khăn. Đề nghị các cấp lãnh đạo tỉnh cần thống nhất chủ trương, mục tiêu đầu tư, thống nhất giải thích thuyết phục một số huyện, ngành không được bố trí dự án thông suốt trong việc thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư khắc phục tư tưởng nể nang, chia vốn.

- Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ phê duyệt những dự án hiệu quả khả thi và đảm bảo nguồn vốn, chỉ ghi kế hoạch thực hiện dự án đối với các dự án đã hoàn thành kế hoạch chuẩn bị đầu tư. Phấn đấu các dự án đưa vào kế hoạch cần tập chung vốn dứt điểm phải đúng tiến độ, tránh dàn trải, kéo dài để sớm đưa công trình vào sử dụng và phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w