Các dự án đầu tư XDCB với tác động phát triển KT –XH:

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

II. Thực trạng quản lý các dự án đầu tưphát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua:

1. Tổng quan về dự án và nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:

1.3. Các dự án đầu tư XDCB với tác động phát triển KT –XH:

* Trong thời kỳ 2003 - 2007 tỉnh Ninh Bình đã có những biến chuyển quan trọng trong hạ tầng KT - XH, thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, làm thay đổi cục diện kinh tế tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân. Hàng chục công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đang đi vào khai thác, sử dụng, trong đó có nhiều công trình lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của địa phương: Xây dựng nhà thi đấu 4.300 chỗ ngồi; kien cố hoá kênh Cánh

Diều; kênh tưới đường 12B; sửa chữa, nâng cấp hồ Yên Thắng xây dựng tuyến đê bao gạt lũ 5 xã huyện Nho Quan; đương chống lũ quét thị xã Tam Điêp; sân vận động tỉnh; xây dựng vung nuôi tôm công nghiệp 70 ha Kim Trung, Nhà máy xi măng Tam Điệp; Cầu Non Nước, cầu vượt Thanh Bình, cầu Lim, Quốc lộ 10 qua thị xã Ninh Bình, cầu tàu Clinke cảng Ninh Phúc....

Các công trình, dự án hoàn thành đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá thông suốt, các mặt xã hội về giáo mdục, thể thao, y tế có nhiều tiến bộ vượt bậc. Năng lực sản xuất của các nghành tăng lên đáng kể:

Nghành nông nghiệp trên cơ sở các dự án đầu tư thuỷ lợi, kiên cố kênh mương; hiện đại hoá sản xuất nông thôn; đầu tư cho công tác giống cây trồng vật nuôi.... đã gặt hái được nhiều kết quả tốt ngay cả trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Điển hình như kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2007 giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác /năm đạt 4,5 triệu đồng (đạt mức cao nhất từ trước đến nay)

Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng khá, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế tăng khá mạnh: 21,6% năm 2000 đến năm 2006 là 38,5% năm 2007 đạt 40%.

Dịch vụ cũng có chuyển biến tích cực. Thời gian tới khi hạ tầng các điểm du lịch lớn hoàn thành hứa hẹn đưa lại một diện mạo mới cho ngành dịch vụ.

*Tốc độ tăng trưởng GDP luôn là hai con số và chênh lệch khá lớn với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước: bình quân gấp 1,8 lần. Mức sống nhân dân toàn tỉnh cao gấpnhiều lần so với giai đoạn 1996-2000: giai đoạn 1996 - 2000 tổng GDP chi xấp sỉ 442 tỷ đồng bằng 1/8 lần tổng GDP thời kỳ này (giá so sánh). Tuy nhiên để đuổi kịp mức GDP/người của cả nước cũng như của vùng đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình còn phải nỗ lực rất nhiều.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w