Cơ cấu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

II. Thực trạng quản lý các dự án đầu tưphát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua:

1.2.Cơ cấu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

1. Tổng quan về dự án và nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:

1.2.Cơ cấu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

a. Theo phân loại A, B, C:

Nếu phân loại theo dự án A, B, C có thể thấy một xu hướng phân bố rõ nét trong thời kỳ này: Đa số các dự án đầu tưphát triển từ vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là dự án thuộc nhóm C (quy mô vốn đầu tư/dự án nhỏ, thời hạn hoàn thành ngắn: dưới 2 năm) trung bình chiếm khoảng 75% tổng số dự án. Những dự án đầu tư với quy mô lớn, có ảnh hưởng kinh tế chính trị xã hội sâu rộng chiếm tỉ lệ nhỏ: năm 2003 số dự án loại A là 6 dự án, và tăng đến con số 10 dự án năm 2007. Dự án nhóm, A

thuộc quốc phóng an ninh, hạ tầng cơ sở du lịch, cơ sở hạ tầng KCN nhóm B phần nhiều là công trình thuỷ lợi cầu đường trường trạm.

b, Theo nghành kinh tế:

Cơ cấu dự án cân dối cho các nghành, lĩnh vực: Do hiện trạng nhu cầu đâù tư quá lớn mà nguồn ngân sách thì có hạn nên để đảm bảo phát triển cân đối KT - XH trên địa bàn toàn tỉnh, thời kỳ này tập trung đầu tư cho xây dựng và hoàn thành dự án một số nghành trọng điểm như nông nghiệp, thương mại -m du lịch, giao thông vận tải, y tế, giáo dục. Bên cạnh đó cũng thể hiện sự phân cấp mạnh cho cấp huyện tự phân bổ cho các công trình, dự án và triển khai thực hiện. Đối với nguồn ngân sách tập trung chỉ đầu tư cho tu bổ đê điều, kiên cố kênh mương, các công trình xây dựng CSHT từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất được được thực hiện cùng với kết quả thực hiện đấu giá quyền sử dụng của các huyện, thành phố, thị xã.

Ngành nông - lâm - thuỷ sản tuy tỉ trọng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần nhưng vẫn là nghành chiếm khối lượng vốn đầu tư cao nhất. Số dự án vẫn chiếm mức cao nhất bởi trong điều kiện các ngành kinh tế khác đang đem lại một mức lợi nhuận hấp dẫn, thu hút đầu tư lớn từ các khu vực thì ngân sách nhà nước thực hiện vai trò đảm bảo phát triển cân đối là nguồn đầu tư chính cho sự nghiệp hiện đai hoá công nghiệp hoá nông thôn, ổn định sản xuất, đảm bảo tự chủ nông sản, cân đối sản phẩm giữa ba nghành kinh tế.

Ngành công nghiệp do điều kiện kinh tế nhà nước còn nhiều khó khăn nên vốn Ngân sách phân bổ cho ngành mặc dù có tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn khá khiêm tốn. Vốn ngân sách chỉ tập trung xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào.

Bảng : Phân loại dự án đầu tư phát triển theo ngành KT - XH thời kỳ 2003 - 2007

(đơn vị: %)

2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số 100 100 100 100 100

Giao thông vận tải 6.27 20.63 12.92 14.06 9.18 Thương mại, du lịch 13.43 8.72 31.3 12.46 14.01 Y tế, văn hoá, giáo dục 7.77 17.44 15.75 13.97 9.94

CN, điện, nước 8.49 3.4 2.73 10.91 3.03

Quản lý nhà nước 3.4 5.91 3.97 2.86 7.73

Công công 2.18 2.37 1.49 1.72 1.56

ANQP 1.42 1.05 0.99 0.82 0.31

Khác 16.73 6.57 5.44 25.24 39.32

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình

Nông nghiệp: Tập trung các công trình hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn như: giao thông thôn, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối và các công trình cơ sở hạ tầng vùng phân lũ, chậmlũ... nhằm ổn định sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Việc chú trọng đầu tư này là rất cần thiết bởi tỉnh có đến 68% lao động, phổ thông và trình độ thủ công khả năng áp dụng khoa hoạ công nghệ còn hạn chế. Hơn nữa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn không thể coi nhẹ vai trò tạo giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn để nâng cao khả năng chống trọi với thiên tai, dịch bệnh mang lại cho sản xuất nông nghiệp mức năng sất cao hơn cũng như cắt giảm nhân lực phục vụ ngành để chuyển dần lao động sang các khu vực khác.

- Giao thông vận tải: Một nền kinh tế không thể phát triển cao trên nền tảng một hệ thống giao thông sậm sệ, cũ nát và không đảm bảo tải trọng bởi vậy các công trình được luôn đầu tư xây dựng, nâng cấp và đẩy nhanh tiến độ. Đã hoàn thành đương ĐT477, đường Khánh Cư - Chợ Ngò, sửa chữa 22 km đường 481, mở rộng đường 10 và đường phía Bắc, phía Nam thành phố Ninh Bình .... góp phần làm cho sản xuất công nghiệp xây dựng duy trì mức tăng trưởng khá, phục vụ tốt cho phát triển KT - XH và việc đi lại của nhân dân.

Hoạt động du lịch đã có chuyển biến tích cực, vai trò quản lý nhà nước từng bước được đề cao. Tiến độ đầu tư các khu du lịch trọng điểm tràng An, Tam Cốc - Bích Động: Sân golf Hồ Đồng Thái, khu biệt thự thung lũng Thái

Vi, đất ngập nước Vân Long được đẩy nhanh đã từng bước tạo ra diện mạo mới cho du lịch Ninh Bình.

c. Theo vùng miền , lãnh thổ:

Việc bố trí vốn cho các công trình đầu tư XDCB trong thời kỳ 2003 - 2007 về cơ bản là ưu tiên cho các công trình trọng điểm, KCN, các vùng kinh tế tổng hợp (vùng kinh tế ven biển Kim Sơn, thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, vùng du lịch Hoa Lư, vùng phân lũ); các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,phát triển xã hội. Theo đó, cơ cấu dự án cũng được phân chia cho cả ba vùng biển tuy nhien có sự chênh lệch khá lớn.

Giai đoạn này, tỉnh vẫn tập trung chủ yếu việc xây dựngcơ bản ở các huyện thị trong vùng đồng bằng: đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, phát triển điểm du lịch, mạng lưới thuỷ lợi tưới tiêu, ANQP.

Các công trình XDCB miền núi vẫn chỉ là mang tính chất hiện đại hoá nông thôn, nâng cao phúc lợi xã hội (đường xá, cầu cống, vùng phân lũ các huyện Nho Quan, Gia Viễn) hay các công trình cơ cở hạ tầng trương học, y tế, thể dục thể thao.

Vùng kinh tế biển kim Sơn: tuy bờ biển của tỉnh Ninh Bình không dài nhưng hàng năm đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn to lớn, là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn nên việc đầu tư phát triển kinh tế biển cũng chú trọng đặc biệt là những năm gần đây

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)