Kiến nghị đối với công ty nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn (Trang 70 - 73)

II. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn

2. Kiến nghị đối với công ty nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu

2.1. Tăng cường đầu tư trang thiết bị mới trong sản xuất

Ngành giấy là ngành đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài, tuy nhiên với công nghệ hiện có công ty khó có thể dạt được hết các mục tiêu trong tương lai sắp tới. Do vậy, tăng cường đầu tư trang thiết bị mới trong sản xuất là việc làm cần thiết.

2.2. Nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào bằng cách kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất

Việc quản lý đầu vào của sản xuất hiện nay do hai phân xưởng quản lý là phân xưởng lề và phân xưởng nứa. Nguyên liệu sau khi đưa về công ty được tập kết tại bãi trước khi đưa vào sản xuất, hiện chỉ có bãi lề là có mái che, còn nguyên liệu nứa hay vàu thì không có. Như vậy chỉ sau một thời gian, chất lượng nguyên liệu đã bị giảm xuống. Do vậy, bên cạnh việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất công ty cũng nên đầu tư xây dựng khu nhà kho bảo quản nguyên vật liệu, tránh để nguyên liệu ngoài trời làm giảm chất lượng của nguyên liệu.

2.3. Đối với nhân lực

2.3.1. Đào tạo lại nguồn cán bộ và công nhân hiện có nhưng không còn đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng cao

Trong thời gian tới, công ty cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách về tuyển dụng và sử dụng lao đông, đào tạo và đào tạo lại đối với những cán bộ và lao động không đáp ứng đủ yêu cầu trong quản lý và sản xuất, từ đó từng bước cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất lao động trong công ty.

2.3.2. Có chế độ ưu đãi đối với con em trong công ty có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc tại công ty

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai là mục tiêu ưu tiên trong thời gian dài của công ty. Vì thế, cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trơh hơn nữa đối với con em của công ty có trinh độ cao đẳng và đại học, hỗ trợ họ để họ có thể yên tâm công tác và làm việc tại công ty. 2.3.3. Liên tục đào tạo cho cán bộ, công nhân kỹ thuật các kiến thức về những dây chuyền thiết bị mới mà công ty sẽ nhập về

Việc đào tạo cho cán bộ và công nhân kỹ thuật về các kỹ thuật mới ở công ty hiện nay đa số được thực hiện sau khi các dây chuyền mới được nhập về, vì thế đã làm tăng thời gian chạy thử nghiệm của dây chuyền, tăng chi phí chạy thử. Liên tục đào tạo cho các cán bộ và công nhân kỹ thuật về các dây

chuyền sẽ nhập là việc làm cần thiết để giảm các chi phí chạy thử cũng như sớm giúp công nhân tiếp thu và nắm thành thạo quy trình cũng như kỹ thuật cần thiết trong làm việc cùng dây chuyền sản xuất mới.

2.4. Đầu tư chuyển hướng sản xuất các loại giấy chuyên dụng

Là một doanh nghiệp nhỏ, công ty nên chuyển hướng sản xuất các loại giấy chuyên dụng như giấy tissue, các loại vật dụng bằng giấy( cốc, đĩa, hộp..). trong thời gian tới, sức cạnh tranh trên thị trường chắc chắn sẽ gay go hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại, vì thế đa dạng hóa sản phảm giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, mở rông sang những mảng thị trường con trống

2.5. Tham gia các buổi xúc tiến thương mại do tỉnh tổ chức nhằm tìm kiếm các đối tác và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty

2.6. Cử người tham gia các đoàn xúc tiến thương mại của tỉnh để khảo sát và tìm kiếm thị trường mới

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w