Định hướng phát triển khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn (Trang 46 - 48)

II. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn

3. Định hướng phát triển khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ công nghệ thấp kém sẽ đi liền với nghèo đói và lạc hậu. Trình độ khoa học tiên tiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công nghệ giấy Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm công nghệ lạc hậu ít nhất 10-15 năm so với thế giới và khu vực. Do đó, để vươn tới mục tiêu năm 2010, tổng công ty giấy Việt Nam phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển công nghệ phù hợp.

3.1.Mục tiêu tổng quát phát triển khoa học công nghệ.

+ Phát triển tiềm năng nguồn lực của tổng công ty giấy Việt Nam và của đất nước, mở rộng khả năng sử dụng và đa dạng hoá nguồn nguyên liệu. + Nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên,vật tư hoá chất, năng lượng, máy móc thiết bị và lao động.

+ Đầu tư các loại thiết bị công nghệ mới để đưa ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng về chủng loại, chất lượng và số lượng.

+ Gia tăng sức cạnh tranh, đạt mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh về số lượng, lợi nhuận và tích luỹ.

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

3.2.Định hướng phát triển khoa học công nghệ

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thích hợp, xử lý và chế biến các loại nguyên liệu ở các vùng nguyên liệu quy hoạch đầu tư xây dựng nhà máy giấy và bột giấy.

- Hoàn thiện và phát triển công nghệ bột hoá nhiệt cơ (CTMP), đa dạng hoá nguyên liệu sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm.

- Ứng dụng và phát triển công nghệ Sunphat mới, công nghệ nấu Polysunphat,nấu gián đoạn Superbatch, sản xuất bột mềm, siêu mềm, giảm tải quá trình tẩy trắng, giảm thiểu chất thải.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ dung môi hữu cơ, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường.

- Loại bỏ dần công nghệ tẩy trắng sử dụng do phân tử và hợp chất do gây ô nhiễm môi trường, tiến tới công nghệ tẩy trắng hoàn toàn không sử dụng Clo, khép kín chu kỳ tẩy, giảm thiểu nước thải.

- Phát triển công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy loại, nâng cao chất lượng bột giấy, tăng tỉ trọng thành phần và mặt hàng sản phẩm sản xuất từ giấy loại, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguồn lực tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuẩt các mặt hàng sản xuất mới, các loại giấy đặc biệt phục vụ nhu cầu tiêu dùng, thay thế các mặt hàng nhập khẩu như các loại giấy lọc, giảm cảm nhiệt, giấy cách điện, giấy sinh hoạt cao cấp, các loại giấy in đặc biệt dùng trong ngân hàng, tài chính…

- Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học bảo quản nguyên liệu, sản xuất bột giấy va xử lý nước thải nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. - Phát triển công nghệ sử dụng chất độn, chất phụ gia, tiết kiệm vật tư

năng lượng, nâng cao chất lượng và sản lượng, đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu chất thải.

- Ứng dụng công nghệ xeo hiện đại, gia tăng tốc độ và sản lượng độ đồng đều kết cấu sơ sợi và chất lượng, nâng cao hiệu suất sử dụng vật tư thiết bị, sản xuất nhiều sản phẩm mới.

- Ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý chất thải, thiết kế các giải pháp khoa học, giảm thiểu chất thải, loại trừ ô nhiễm môi trường sinh thái, tiến tới kiểm soát và quản lý được ô nhiễm trong quá trình sản xuất.

- Ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến, tự động hoá quá trình công nghệ và vận hành thiết bị, kiểm soát chất lượng và môi trường điều hành và quản lý quá trình sản xuất.

- Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ triển khai và thích nghi hoá công nghệ nhập, xây dựng đội ngũ chuyên gia trong từng lĩnh vực khoa học chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu đào tạo, ứng dụng công nghệ mới và tư vấn đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w