CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn (Trang 42 - 46)

II. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn

CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN

I. Định hướng chiến lược của tổng công ty giấy Việt Nam1. Định hướng mục tiêu tổng quát. 1. Định hướng mục tiêu tổng quát.

1.1. Căn cứ xác định mục tiêu.

Mục tiêu tổng quát phát triển thị trường của công ty giấy Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng trên cơ sở xem xét các yếu tố chủ yếu sau:

- Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010 là 3,6 triệu tấn ( giấy văn hoá 34%, giấy bao bì 60% và giấy khác 6%).

- Môi trường phát triển chung của nền kinh tế, chính sách kinh tế mở cửa của nhà nước cùng với những thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế và chu kỳ tăng trưởng của ngành.

- Tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp giấy: theo sơ đồ phân phối hệ thống các vùng nguyên liệu giấy phát triển trong giai đoạn 01-10 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì tổng cung quy hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy toàn quốc là 1 triệu ha.

- Nguồn lực đầu tư phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam: việc đầu tư chiều sâu và mở rộng có thể đưa tổng công suất các nhà máy hiện có lên 360.000 tấn/năm (tăng 189.000 tấn/năm).

1.2. Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng nhu cầu sản phẩm giấy các loại tính bình quân cho cả giai đoạn từ 01-05 đạt 11,7% và kết quả cụ thể như sau:

Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu giấy đến năm 2010

Hạng mục Giai đoạn01-05 Giai đoạn 06-10

Tốc độ tăng GDP 7,5% 7-8%

cầu giấy

Giấy viết, in 8% 6%

Giấy in, báo 10% 6%

Giấy bao bì 15% 10%

Giấy khác 9% 8%

( Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam) Và dự báo nhu cầu sản phẩm giấy đến năm 2010

Tổng nhu cầu giấy các loại :100% 1,2 triệu tấn Giấy văn hoá: 34% 0,405 triệu tấn Giấy bao bì: 60% 0,72 triệu tấn

Giấy khác: 6% 75.000 tấn

1.3. Mục tiêu tổng quát phát triển tổng công ty giấy đến năm 2010.

Bảng 6: sản xuất và tiêu thụ giấy đến năm 2010

Hạng mục Năm 2000 Năm 2010

1. nhu cầu giấy 450.000 1.200.000

Giấy văn hoá 200.000 405.000

Giấy bao bì 220.000 720.000

Giấy khác 30.000 75.000

2. sản xuất trong nước 300.000 1.050.000

Giấy văn hoá 155.000 369.000

Giấy bao bì 135.000 630.000

Giấy khác 10.000 50.000

Giấy văn hoá 45.000 35.000

Giấy bao bì 85.000 90.000

Giấy khác 20.000 25.000

( Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam) 2. Định hướng đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng.

2.1.Cơ sở tiếp cận định hướng mở rộng quy mô nhà máy giấy.

Theo định hướng mục tiêu tổng quát đến năm 2010, tổng công suất toàn ngành công nghiệp giấy Việt Nam phải huy động thêm 910.000 tấn/năm, tổng công suất đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mở rộng 360.000 tấn/năm, tổng công suất đầu tư mới 550.000 tấn/năm. Đó không phải là một mục tiêu dễ thực hiện.

Trở ngại lớn nhất đối với tổng công ty chính là vấn đề vốn đầu tư. Các công trình đầu tư mới cuẩ ngành giấy yêu cầu nguồn vốn đầu tư rất lớn và thời gian hoàn vốn kéo dài. Do đó, việc quyết định quy mô, công suất của nhà máy phù hợp sẽ tạo tiền đề quyết định đến tương lai của nhà máy cũng như công ty, đồng thời trong việc quyết định lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị và quy mô sản xuất.

2.2.Định hướng phát triển quy mô nhà máy giấy.

Sau giai đoạn 01-05, định hướng quy mô công suất nhà máy các dự án đầu tư mới tổng công ty giấy Việt Nam là 100.000-200.000 tấn/năm. Trong giai đoạn này, quy mô công suất tối thiếu phải đạt của các nhà máy đầu tư mới là 100.000 tấn/năm. Trong giai đoạn này, do đã là thành viên của WTO, bước vào giai đoạn cắt giảm thuế quan, thì quy mô công suất nhỏ sẽ khó tồn tại do không đủ sức cạnh tranh trên thị trường về cả hai

yếu tố: chất lượng và giá cả. Quy mô công suất tối đa mà chỉ là dự báo quy mô dựa vào đánh giá khả năng phát triển vùng nguyên liệu giấy nước ta.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w