3. Một số giải pháp nhằm xử lý tác động của đồng EURO đối với Việt Nam.
3.2. Về lĩnh vực đầu tư.
Đầu tư của các nước EU vào Việt Nam được xem xét trên hai hình thức: ODA và FDI. Hiện nay ODA của các nước EU cho Việt Nam đang trong top đầu trong số các nước thực hiện ODA cho Việt Nam. FDI có xu hướng phát triển mạnh, vì vậy để thu hút được nhiều dự án đầu tư của các nước EU nên có những biện pháp sau:
Một là, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU sử dụng đồng EURO trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có đội ngũ nhân viên thành thạo trong việc tính toán hoặc trao đổi đồng tiền này đảm bảo cho việc tính toán các dự án đầu tư được thuận lợi, giảm thiểu tối đa các chi phí giao dịch, chi phí chuyển đổi,
Hai là, đối với các dự án đầu tư đang thực hiện cần phải có những cuộc trao đổi bàn bạc để đưa ra những quyết định chính xác về việc có nên chuyển đổi đồng tiền tính toán của dự án sang đồng EURO hay không? Việt Nam cần phải có những thái độ tích cực để các dự án đầu tư được thực hiện trọn vẹn, tránh tình trạng bỏ dở hay rút lại các hợp đồng đã ký kết vì nền kinh tế muốn phục hồi và phát triển cần phải thu hút được nhiều dự án đầu tư.
Ba là, các nhà đầu tư của Việt Nam cần phải chớp thời cơ, nhanh chóng xâm nhập vào EU, so sánh và tính toán các dự án đầu tư của mình bằng đồng EURO để lựa
chọn nơi đầu tư hiệu quả nhất. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ nhất về một đồng tiền mới khi sự dụng nó trong tính toán, trao đổi. Phải dự báo được trước những biến động có thể xảy ra, nắm bắt thời cơ nhanh và chính xác sử dụng hết những điểm tích cực của đồng tiền như chi phí giao dịch, chi phí trao đổi tiền tệ đã được cắt giảm để đạt tối đa lợi nhuận.