Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu VỊ THẾ ĐỒNG EURO (Trang 29 - 33)

Theo Eurostat, EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ khoảng 8,3 tỉ euro hàng xuất khẩu của Việt Nam, tương đương khoảng 12,2 tỉ đô la, vượt cả thị trường Mỹ (nhập khẩu 11,86 tỉ đô la hàng từ Việt Nam). Xét tới các hoạt động nhập khẩu, EU chỉ là đối tác lớn thứ tư của Việt Nam (chiếm 7,97% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam) đứng sau ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản. Việt Nam phải chịu thâm thủng thương mại chủ yếu với hai đối tác chính là Trung Quốc và ASEAN (khoảng 11,2 tỉ đô la và 9,38 tỉ đô la). Ngược lại, quan hệ giữa EU-Việt Nam trên quy mô lớn có lợi cho Việt Nam với mức thặng dư thương mại Việt Nam được hưởng khoảng 5,41 tỉ đô la (theo GSO) và 5,17 tỉ euro (tương đương 7,66 tỉ đô la theo Eurostat). Điều này theo đúng xu hướng những năm trước với mức thâm thủng thương mại EU phải chịu vào khoảng 4 tỉ euro trong các năm 2006 và 2007.

EU đã nâng cao hơn nữa vai trò là đối tác chính của Việt Nam đứng trên giác độ kinh tế: EU không chỉ là đối tác thương mại và nhà đầu tư quan trọng nhất, đáng lưu ý là hàng hóa EU nhập từ Việt Nam tiếp tục tập trung vào những sản phẩm thâm dụng lao động, hầu hết các sản phẩm này đều có tăng trưởng mạnh (về xuất khẩu sang EU). Giầy dép tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất giữa hai thị trường naỳ (khoảng 2,094 tỉ euro, tăng 6,4% so với năm 2007) bất chấp các mức thuế chống bán phá giá. Những ngành hàng khác cũng tiếp tục theo kịp với mức tăng đầy lạc quan xét về kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2008 chứng kiến Việt Nam trải qua hai “khủng hoảng” liên tiếp. Trong suốt nửa đầu của năm, nền kinh tế Việt Nam phát triển quá nóng gây ra bởi nguồn vốn lớn đổ vào nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng mạnh, lạm phát cao và thâm thủng thương mại lớn. Trong nửa cuối của năm, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã châm ngòi cho sự xuống dốc trong xuất khẩu và thu hút FDI của Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ Việt

Nam đã thành công trong kiềm chế lạm phát thông qua chính sách thắt chặt tiền tệ và thắt chặt tài khóa đối phó với tăng trưởng nóng. Vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, chính phủ đã áp dụng những biện pháp kích cầu nhằm duy trì mức tăng trưởng, thông qua hai gói kích cầu, mà tác động của nó vần chưa rõ nét.

Kết quả là, năm 2008 đã chứng kiến tăng trưởng GDP khá đẹp ở mức 6,18%, và tất cả các dự đoán của chính phủ và các tổ chức tư nhân cho năm 2009 vẫn xem Việt Nam nằm trong số mười hai nền kinh tế trên thế giới có mức tăng trưởng dương trong giai đoạn này. EU đồng tình với nhiều nhà phân tích rằng “con rồng” đã bay chậm lại, và chắc chắc sẽ bị tổn thương; tuy nhiên, nền kinh tế vẫn trong tình trạng sức khỏe hợp lý và hoàn toàn có thể hồi sức đầy đủ ngay khi các điều kiện bên ngoài - nói cách khác là các thị trường nước ngoài - cho phép (điều đó xẩy ra). EU hy vọng trên cương vị là đối tác thương mại và hợp tác (phát triển), sẽ đóng góp cho sự phục hồi và phát triển (của nền kinh tế).

Giải pháp quan trọng trong tương lai đối với nước ta gồm việc hạn chế quan liêu - bởi lẽ vấn đề này góp phần tạo ra khoảng cách giữa FDI giải ngân và cam kết tới 81% -, tiếp tục quá trình tự do hóa thương mại bao gồm các cuộc đàm phán về FTA với các đối tác thương mại lớn như là EU, và việc tiếp tục tăng cường hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực cũng như cơ chế phá sản nhằm thu hút hơn nữa nguồn đầu tư có chất lượng cao đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Việc triển khai đúng thời hạn các cam kết WTO cần được lưu tâm đặc biệt, và cụ thể là hệ thống thuế suất đối với đồ uống có cồn nên được điều chỉnh để xóa tan nguy cơ có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Không kể nhiều nội dung khác, bản báo cáo còn đề cập tới những đề suất về định giá quyền sử dụng đất, một vấn đề nên được thị trường tự do quyết định, và việc khấu trừ đầy đủ thuế áp dụng đối với các chi phí quảng cáo và xúc tiến thương mại, một điều đã được nêu một cách chắc chắn trong luật Việt Nam nhằm mục đích tạo ra động lực đúng đắn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam:

Mặc dù thế giới đang vẫn đang trong giai đoạn khủng khoảng, nhưng năm 2008 vừa qua, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng trong xuất khẩu hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tổng doanh thu từ xuất khẩu đạt 62.7 tỷ đô la Mỹ tăng 29.5% so với năm 2007. Và hàng hoá chủ yếu đem lại trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam là nhóm hàng công nghiệp nặng và các sản phẩm khai thác than đá chiếm 31% và tổng giá trị xuất khẩu của nông-lâm-thuỷ hải sản chiếm 16.3%

Dầu thô vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu 2008 của Việt Nam mang lại 10.5 tỷ đô la Mỹ. Tiếp theo đó là Dệt may với doanh thu là: 9.1 tỷ đô la Mỹ tăng 17.5% so với năm 2007 và Thị trường Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này. Giá trị xuất khẩu mặt hàng Dệt may sang thị trường Mỹ lên tới 5.1 tỷ đô la Mỹ tăng 14.2% so với năm 2007. Đứng thứ hai trong thị trường xuất khẩu Dệt May của Việt Nam là EU với doanh thu là 1.7 tỷ đô la Mỹ tăng 13.8% so với năm 2007. Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam chính là mặt hàng Giầy dép với doanh thu là 4.7 tỷ đô la Mỹ tăng 17.6% so với năm 2007 và Thị trường Châu Âu tiếp tục là thị trường lớn nhất của Việt Nam đối với sản phẩm này. Doanh thu từ giầy dép của Việt Nam tại thị trường EU là 2.094 tỷ euro (khoảng 3.1 tỷ đô la Mỹ) chiếm 66% tổng doanh thu xuất khẩu của mặt hàng này. Ngoài ra, EU còn là thị trường hệt sức quan trọng với Việt Nam về lĩnh vực xuất khẩu thuỷ hải sản, doanh thu lên tới 1.2 tỷ đô la Mỹ trên tổng giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt nam là: 4.5 tỷ đô la Mỹ năm 2008. Giá trị xuất khẩu vào thị trường EU tăng 26.5% so với năm 2007

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam chiếm 20.32% tổng giá trị xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ là 11.6 tỷ USD và sang EU là 10 tỷ USD. Giá trị thương mại của EU với Việt Nam tăng qua các năm.

Hoạt động thương mại của Việt Nam:

Tổng giá trị thương mại của Việt Nam-EU tăng trưởng dần qua các năm từ 2003-2008. Tổng giá trị thương mại trao đổi giữa Việt Nam-EU năm 2003 là: 6460.025 triệu euro và đến năm 2008 đã lên đến 11,285.06 triệu euro. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cũng có sự tăng trưởng, biến động rõ nét. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu năm 2003 là 10.55% nhưng lại giảm nhẹ vào những năm 2004 và 2005, đến năm 2005 tỷ lệ tăng trưởng âm -12.40%. Tuy nhiên đến năm 2006-2007 tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu dần phục hồi và có sự gia tăng rõ nét. Năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu là 14.56% và đạt đỉnh cao nhất là vào năm 2007 là 53.10%. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 vừa qua đã làm cho tình hình kinh tế thế giới rơi vào thời kỳ suy thoái, các hoạt động xuất khẩu đã hạn chế rất nhiều tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh dưới -8%

Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam

 Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Vì đây là thị trường cung cấp rất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ với đa dạng chủng loại mẫu mã với nhiều mức giá phù hợp với điều kiện cũng như văn hoá, phong tục của Việt Nam.  Việt Nam chỉ nhập khẩu

7.97% từ EU trong cơ cấu nhập khẩu, chủ yếu là máy

Một phần của tài liệu VỊ THẾ ĐỒNG EURO (Trang 29 - 33)