Theo các số liệu thống kê hiện nay Việt Nam có khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU nhưng chỉ có tỷ lệ rất nhỏ vài phần trăm tỷ lệ dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là bằng đồng tiền của các quốc gia đó. Vì vậy, đồng EURO ra đời và giảm giá chỉ gây ra một tác động nhỏ tới dự trữ ngoài tệ của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước chỉ chuyển đổi một phần nhỏ dự trữ ngoại tệ bằng đồng tiền của các quốc gia EU sang đồng EURO để tiện cho việc giao dịch và thanh toán trực tiếp với các nước EU mặt khác giảm được hơn phí giao dịch trong thanh toán và trao đổi ngoại tệ.
Trong việc xác định tỷ giá hối đoái Việt Nam đang khai thác thế mạnh của đồng EURO xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát linh hoạt, gắn với một tập hợp các đồng tiền mạnh có nhiều quan hệ với khu vực như EURO, USD và JPY. Chế độ tỷ giá gắn chặt với một tổ chức các đồng tiền mạnh như vậy sẽ tăng được tính ổn định tỷ gía hối đoái hiện hữu danh nghĩa do giảm bớt được các giao động giá trị đồng tiền các đối tác thương mại cũng như tránh
được một số biến động của giá hàng nhập khẩu.
Sự hợp tác ngày càng chặt chẽ về kinh tế đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói chung và các nước thuộc EU 11 nói riêng đã thúc đẩy phương án sử dụng đồng EURO bên cạnh đồng USD và đồng JPY trong rổ tiền tệ thay vì tỷ giá đồng Việt Nam theo một tỷ giá duy nhất là đồng USD.
Trước năm 1999, tỷ trọng đồng EUR trong dự trữ quốc tế của Việt Nam chỉ dưới 5%, 3 năm sau con số này đã tăng gấp đôi và hiện đang khoảng từ 15 – 20%.
Bên cạnh đó, trong quản lý dự trữ quốc tế của Việt Nam, NHNN có quan hệ tài khoản tiền gửi và quan hệ đại lý với 60% các ngân hàng trung ương Châu Âu. Sự hợp tác đó ngày càng được củng cố cùng với đà tăng lên của vị thế đồng EUR trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế. Có thể nói EUR đóng vai trò quan trọng thứ 2, sau đô la Mỹ trong lĩnh vực tiền tệ ở Việt Nam.
Về lâu dài, trong quản lý dự trữ quốc tế, NHNN sẽ tiếp tục nâng tỷ trọng đồng EUR. Còn về chính sách tỷ giá, hiện nay do đặc thù của VN cũng như nhiều nước khác trong khu vực, đồng nội tệ vẫn chỉ được gắn chặt vào USD. Nhưng sau này, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU được tăng cường và cùng với sự gia tăng của EUR, chính sách điều hành tỷ giá sẽ linh hoạt hơn, có thể theo chế độ tỷ giá đa biên (trên cơ sở một rổ tiền tệ gồm 3 đồng chủ yếu là USD, EUR, JPY; chứ không chỉ hoàn toàn vào đồng USD như hiện nay. Sự điều hành này cũng phải căn cứ trên tỷ trọng nhập khẩu và vay nợ quốc tế của nước ta.