Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG 121 (Trang 55 - 60)

Với những chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như trên, ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động, công ty đã xây dựng và tổ chức một bộ máy quản lý tập trung thống nhất nhằm điều hành các hoạt động của công ty, thực hiện một cách có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ sản xuất của công ty.

Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông (xem sơ đồ 2.1)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần dệt Hà Đông

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc nhân sự

Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài

chính Phòng kế hoạch thị trường Ngành may Phòng tổ chức hành chính Ngành dệt Ngành nhuộm Ngành cơ điện

Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty:

 Đại hội đồng cổ đông:

+ Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần dệt Hà Đông

+ Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Thông qua định hướng phát triển của công ty: Đại hội đồng cổ đông quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán: quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên, hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát;

- Quyết định, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty;

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị Tài sản của công ty;

- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

- Xem xét và xử lý các sai phạm của Hội đồng quản trị; - Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

 Hội đồng quản trị

+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

+ Hội đồng quản trị có các chức năng chủ yếu sau:

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo những quy định và điều lệ của công ty;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay, và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định, quyết định lương và lợi ích khác của người quản lý đó;

- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc hàng ngày của công ty;

- Quyết định cơ cấu, tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông,kiến nghị mức cổ tức được trả, kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.

 Ban kiểm soát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên, thành viên ban kiểm soát có thể bầu lại với số lượng nhiệm kỳ không hạn chế;

+ Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Đồng thời ban kiểm soát cũng chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cố đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao;

+ Ban kiểm soát kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công

tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính đồng thời thẩm định báo cáo tài chính hàng năm.

 Giám đốc

Giám đốc vừa là đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho công nhân viên chức, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Đại hội đại biểu công nhân.

+ Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;

+ Giám đốc cũng là người điều hành trực tiếp tới các Phó giám đốc và các phòng ban trong công ty, đồng thời bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý, quy định lương phụ cấp đối với người lao động trong công ty.

 Phó giám đốc sản xuất

Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ xây dựng chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch, có trách nhiệm về các hoạt động sản xuất, các tiến bộ kĩ thuật, định mức chi phí vật tư, nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm, ký kết hợp đồng cung ứng tiêu thụ sản phẩm.

 Phó giám đốc kỹ thuật

Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị cho công ty, cung cấp thiết bị cần thiết cho kiểm tra kịp thời khi có sự cố xảy ra. Phó giám đốc kỹ thuật cũng chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật.

 Phòng kế toán tài chính

Phòng kế toán tài chính có vai trò giám sát tất cả các nguồn vốn trong công ty, tổ chức hạch toán kinh doanh của hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp đầy đủ chính sách kịp thời các thông tin cho quản lý cấp trên và

pháp luật của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu tiền tệ, đồng thời tham mưu cho Giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tư vấn cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính.

 Phòng kế hoạch thị trường

Phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng có chức năng tiếp cận nhanh nhạy với thị trường kinh doanh thích hợp nắm bắt các yếu tố của thị trường để cho hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao hơn.

 Phòng tổ chức hành chính

Phòng tổ chức hành chính của công ty có chức năng giám sát công tác tổ chức cán bộ, các định mức lao động, tiền lương, BHXH, các chế độ công tác điều hành sự nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG 121 (Trang 55 - 60)