• Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 02 “Hàng tồn kho”, mục 13 quy định việc tính giá trị thành phẩm xuất kho do các Doanh nghiệp lựa chọn tùy theo đặc điểm tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp, đó là một trong các phương pháp sau:
+ Nội dung: theo phương pháp này, giá vốn thành phẩm xuất kho được tính theo công thức:
Giá thực tế TP xuất kho = Số lượng TP xuất kho x Đơn giá TP nhập kho
+ Ưu điểm: Công việc tính giá thành phẩm xuất kho được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá thành phẩm xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời gian bảo quản của lô hàng.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều công sức và chi phí do phải quản lý riêng từng lô hàng, làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại.
+ Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp phải có hệ thống kho cho phép bảo quản riêng từng lô hàng, đồng thời chủng loại các mặt hàng sản xuất ít nhưng có giá trị lớn, ít biến động về giá.
+ Ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của Doanh nghiệp: Do khoản chi phí cho việc lưu kho và cho nhân công thực hiện công tác bảo quản lớn đồng thời giá trị của mặt hàng có thể biến động theo thị trường, vì thế sẽ gây ra nguy cơ bị lỗ trong kinh doanh.
Phương pháp bình quân gia quyền
+ Nội dung: Theo phương pháp này, giá vốn thành phẩm xuất kho được tính theo công thức:
Giá thực tế
TP xuất kho =
Giá bình quân của
một đơn vị TP x
Lượng TP xuất kho
Trong đó, giá bình quân của một đơn vị thành phẩm có thể được tính theo một trong ba phương pháp sau:
Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước Giá đơn vị bình quân cuối
kỳ trước
= Giá thực tế TP tồn đầu kỳ
Số lượng TP tồn đầu kỳ
+ Nhược điểm: độ chính xác của công việc tính toán phụ thuộc vào giá cả trên thị trường.
+ Điều kiện áp dụng: thích hợp trong điều kiện giá cả ổn định hoặc xu hướng biến động không đáng kể.
+ Ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ trong kỳ của Doanh nghiệp: trong kỳ, nếu giá cả thị trường ổn định thì kết quả tiêu thụ của Doanh nghiệp phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp, nhưng nếu giá cả thị trường không ổn định, thì phương pháp này có thể làm tăng (hoặc giảm) giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho gây nên giảm (hoặc tăng) lãi trong kỳ của Doanh nghiệp.
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Giá đơn vị bình quân
sau mỗi lần nhập
= Giá trị TP tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng TP tôn sau mỗi lần nhập
+ Ưu điểm : chính xác, phản ánh kịp thời tình hình biến động giá cả của thành phẩm trong kỳ
+ Nhược điểm: công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm thành phẩm.
+ Điều kiện áp dụng : phương pháp này chỉ sử dụng ở Doanh nghiệp có ít loại thành phẩm và số lần nhập các thành phẩm không nhiều.
+ Ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ trong kỳ của Doanh nghiệp: phương pháp này phản ánh chính xác giá vốn của thành phẩm xuất kho (loại trừ sự ảnh hưởng của biến động giá cả trong kỳ) nên phản ánh chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ của Doanh nghiệp.
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá trị TP tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế TP nhập trong kỳ Số lượng TP tồn đầu kỳ + Số lượng TP nhập trong kỳ
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, thích hợp với kế toán máy.
+ Nhược điểm: độ chính xác không cao, công việc kế toán dồn vào cuối kỳ, ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung, đặc biệt công tác đối chiếu.
+ Ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ trong kỳ của Doanh nghiệp: giá vốn của lô thành phẩm xuất bán không được ghi nhận kịp thời, gây độ trễ về mặt thời gian trong xác định kết quả tiêu thụ của từng lô hàng trong kỳ, hơn thế nữa độ chính xác trong xác định giá vốn của thành phẩm là không cao dẫn đến kết quả tiêu thụ không phản ánh chính xác tình hình tiêu thụ của Doanh nghiệp
Phương pháp nhập trước, xuất trước
+ Nội dung: phương pháp này được áp dụng với giả định thành phẩm nào nhập kho trước thì xuất trước, giá thực tế thành phẩm nhập trước sẽ làm giá để tính giá thực tế thành phẩm xuất trước do vậy, giá hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của thành phẩm nhập kho sau cùng.
+ Ưu điểm: cho phép kế toán có thể tính giá thành phẩm xuất kho kịp thời.
+ Nhược điểm: phải tính giá theo từng danh điểm thành phẩm và phải hạch toán chi tiết thành phẩm tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức (trong điều kiện áp dụng kế toán máy hiện nay thì công tác đối chiếu số liệu cũng làm tốn nhiều thời gian, công sức). Phương pháp này cũng làm cho chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp không phản ánh kịp thời với giá cả thị trường của từng loại thành phẩm.
+ Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có ít danh điểm thành phẩm, số lần nhập kho thành phẩm không nhiều.
+ Ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ trong kỳ của Doanh nghiệp: Do yếu tố chi phí không phù hợp với giá cả thị trường nên phương pháp này có thể làm cho nhà quản lý phản ứng không kịp thời gây thiệt hại đến lợi nhuận của Doanh nghiệp.
Phương pháp nhập sau, xuất trước
+ Nội dung: phương pháp này được áp dụng với giả định là thành phẩm nào nhập kho trước thì được xuất trước.
+ Ưu điểm: chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường.
+ Nhược điểm: phải tính giá theo từng danh điểm thành phẩm và phải hạch toán chi tiết thành phẩm tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức (trong điều kiện áp dụng kế toán máy hiện nay thì công tác đối chiếu số liệu cũng làm tốn nhiều thời gian, công sức). Phương pháp này cũng làm cho chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp không phản ánh kịp thời với giá cả thị trường của từng loại thành phẩm.Giá trị thành phẩm tồn kho không phản ánh chính xác giá trị thực tế của nó.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong trường hợp giá cả tăng lên hoặc lạm phát.
+ Ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ trong kỳ của Doanh nghiệp: Phương pháp này sẽ phản ánh thiếu chính xác giá vốn thành phẩm xuất kho trong điều kiện giá cả thị trường có xu hướng giảm xuống, dẫn đến kết quả tiêu thụ trong kỳ cũng bị phản ánh thiếu chính xác.
Ngoài các phương pháp nêu trên, các Doanh nghiệp còn có thể áp dụng phương pháp giá hạch toán (một loại giá ổn định trong cả kỳ, mang tính chủ
tài chính, kế toán phải chuyển đổi giá hạch toán về giá thực tế căn cứ vào hệ số chênh lệch giá Giá thực tế TP bán ra = Giá hạch toán của TP bán ra x Hệ số giá
+ Ưu điểm: giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất kho thành phẩm hàng ngày, không phụ thuộc vào số lượng thành phẩm, số lần nhập xuất thành phẩm mỗi loại nhiều hay ít.
+ Nhược điểm: việc tính giá không cập nhật, độ chính xác không cao
+ Điều kiện áp dụng: áp dụng cho những Doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm, nhập xuất kho thành phẩm diễn ra thường xuyên và đội ngũ kế toán có trình độ kế toán cao.
+ Ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ trong kỳ: phương pháp này phản ánh không chính xác giá vốn thành phẩm xuất kho trong kỳ, do đó kết quả tiêu thụ cũng không chính xác, giá vốn của mỗi lô hàng cũng không được ghi nhận kịp thời với thời điểm tiêu thụ, ảnh hưởng đến quá trình quản trị của Doanh nghiệp.
Việc xác định giá vốn thành phẩm tiêu thụ có thể áp dụng một trong các phương pháp nêu trên, tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm thành phẩm của từng Doanh nghiệp. Mỗi phương pháp đều có ảnh hưởng nhất định đến chỉ tiêu giá vốn, do đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy các Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi Hệ số giá = Giá thực tế của TP tồn đầu kỳ + Giá thực tế TP sản xuất trong kỳ
Giá hạch toán của TP
tồn đầu kỳ +
Giá hạch toán TP sản xuất trong kỳ
vận dụng các phương pháp một cách hợp lý vào công tác tiêu thụ của Doanh nghiệp và phải áp dụng theo nguyên tắc nhất quán, bất kỳ sự thay đổi nào cần nêu ra những tác động đối với các báo cáo kế toán tài chính.
• Kế toán giá vốn hàng bán
Kế toán sử dụng tài khoản 632: “Giá vốn hàng bán” : phản ánh giá vốn của thành phẩm xuất để tiêu thụ trong kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. TK này có thể mở chi tiết cho từng loại thành phẩm, hàng hóa và từng loại hình dịch vụ mà Doanh nghiệp cung cấp.
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Việc hạch toán giá vốn hàng bán của Doanh nghiệp được cụ thể theo sơ đồ 1.4
Sơ đồ 1.4: Hạch toán giá vốn hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp định kỳ là phương pháp kế toán không tổ chức ghi chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho thành phẩm trên tài khoản hàng tồn kho. Các tài khoản này chỉ phản ánh
TK 155 TK 632 TK 155, 157
TK 911 TK 157
(1) Xuất kho bán trực tiếp
(2a)Xuất kho gửi đại lý
(2b) Hàng đại lý tiêu thụ
(3) Hàng bán bị trả lại, nhập kho thành phẩm hoặc gửi lại kho của khách hàng
(4) Kết chuyển giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong kỳ
trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ trước vào đầu kỳ này.
Trong phương pháp kiểm kê định kỳ, chỉ có kế toán giá vốn hàng tiêu thụ là khác biệt phương pháp kê khai thường xuyên
Theo phương pháp này, việc xác định giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho không căn cứ vào các chứng từ xuất kho mà căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ, tính theo công thức sau:
Số lượng hàng xuất kho = Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ - Số lượng hàng tồn cuối kỳ
Sau đó, căn cứ phương pháp xác định giá vốn thành phẩm xuất bán đã chọn để tính giá thành phẩm xuất kho
Việc phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm không được thực hiện trong kỳ, thành phẩm chỉ được theo dõi tình hình tồn nhập trong kỳ trên TK 632 “ Giá vốn hàng bán”, còn TK 155 “ Thành phẩm” chỉ sử dụng để theo dõi thành phẩm tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ và tồn cuối kỳ. Như vậy, đối với từng nghiệp vụ bán hàng, giá vốn hàng bán không được kết chuyển ngay lúc ghi nhận doanh thu mà được tính vào cuối kỳ khi kế toán tiến hành kiểm kê hàng tồn kho. Quy trình hạch toán được cụ thể trong sơ đồ 1.5 sau:
Sơ đồ 1.5 Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 155, 157 TK 632 TK 911
TK 157
(1) Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ
(4): Kết chuyển giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong kỳ